Vừa đào một hố đại dương sâu nhất trong lịch sử để tìm hiểu về động đất, sóng thần

0:00 / 0:00
0:00
Tàu nghiên cứu Kaimer đã thực hiện mũi khoan 8.000m xuống đáy Thái Bình Dương ở Nhật Bản để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra động đất, sóng thần năm 2011.
Tàu nghiên cứu Kaimer đã thực hiện mũi khoan 8.000m xuống đáy Thái Bình Dương ở Nhật Bản để tìm hiểu về nguyên nhân gây ra động đất, sóng thần năm 2011.
TPO - Các nhà nghiên cứu vừa đào một hố sâu 8000m dưới Thái Bình Dương để nghiên cứu về lịch sử động đất của khu vực này. 

Ngày 14/5 vừa qua, các nhà khoa học đã lên tàu nghiên cứu Kaimei và đặt mũi khoan mảnh và dài kỷ lục xuyên vào biển Thái Bình Dương. Họ đã chờ đợi 2 giờ 40 phút cho tới khi mũi khoan cuối cùng chạm được tới đáy biển Nhật Bản.Tại đó, nhóm nghiên cứu đã khai thác lõi trầm tích dài 37 m từ đáy biển trước khi kéo lõi trầm tích lên một lần nữa.

Địa điểm nghiên cứu nằm rất gần tâm chấn của trận động đất Tohoku-oki -9,1 độ richter, từng tấn công khu vực vào năm 2011 và tạo ra một cơn sóng thần khổng lồ đập vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, gây ra một vụ tàn phá kinh hoàng. Bằng cách nghiên cứu trầm tích từ khu vực này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về lịch sử động đất cổ đại của rãnh.

Hoạt động khoan sâu này đã phá kỷ lục khoan đại dương trước đó. Khoảng 50 năm trước, kỷ lục này thuộc về tàu nghiên cứu Glomar Challenger và đã đặt một mũi khoan sâu xuống Mariana Trench vào năm 1978 với chiều dài 7.000m.

Trong khi kỷ lục hố sâu nhất từng được đào trên đất liền thuộc về Kola Superdeep Borehole bởi các nhà khoa học Nga ở bán đảo Kola cực bắc của đất nước vào năm 1989. Dự án bắt đầu vào năm 1970 và gn hai thập kỷ sau, hố đã đạt độ sâu tối đa 12.200 m.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.