Vụ 'siêu lừa 'Dương Thanh Cường: Khối tài sản nghìn tỷ chưa rõ thuộc về ai

Trong lúc Dương Thanh Cường đang thụ án tù chung thân thì bên ngoài, các đơn vị đang vào cuộc đấu pháp lý “nghìn tỷ” Ảnh: Tân Châu
Trong lúc Dương Thanh Cường đang thụ án tù chung thân thì bên ngoài, các đơn vị đang vào cuộc đấu pháp lý “nghìn tỷ” Ảnh: Tân Châu
TP - Ngày mai (3/5), TAND xét xử sơ thẩm vụ Dương Thanh Cường (nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Bình Phát) “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Đây là lần sơ thẩm thứ hai liên quan tới khối tài sản “nghìn tỷ” của vụ án.

Mượn tài sản thế chấp để thế chấp

Theo nội dung vụ án, trong vụ án này, phần hình sự đã có hiệu lực pháp luật, riêng phần dân sự cụ thể liên quan tới 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), 2 cấp tòa sơ, phúc thẩm điều tuyên 23 GCNQSDĐ này giao về cho Ngân hàng Phương Nam của ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam). Cụ thể, 2 bản án sơ, phúc thẩm tuyên cho rằng, Dương Thanh Cường lập ra Công ty Thanh Phát để làm hồ sơ vay 700 tỷ đồng của Agribank Chi nhánh 6. Tài sản thế chấp là toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay 23 GCNQSDĐ, đến ngày 4/12/2007, Agribank Chi nhánh 6 đã giải ngân cho Công ty Thanh Phát 628 tỷ đồng.

Đầu tháng 4/2008, Cường ký văn bản gửi Agribank Chi nhánh 6 xin mượn 23 GCNQSDĐ với lý do để trình cấp có thẩm quyền duyệt dự án, rồi đem toàn bộ số giấy tờ này sang Ngân hàng Phương Nam làm thủ tục vay tiền dưới hợp đồng tín dụng mang tên Công ty Cổ phần Bình Phát. Ông Trầm Bê và cấp dưới đã duyệt giải ngân hàng trăm tỷ đồng trái quy định cho Dương Thanh Cường.

Từ tháng 4/2008 đến tháng 6/2009, Công ty Cổ phần Bình Phát đã ký 3 hợp đồng tín dụng để vay Ngân hàng Phương Nam tổng cộng hơn 267 tỷ đồng và 18.000 lượng vàng SJC. Tính đến thời điểm 5/1/2010, tổng dư nợ gốc, lãi tạm tính của Công ty Bình Phát tại Ngân hàng Phương Nam là 81,7 tỷ đồng và hơn 9.205 lượng vàng SJC (tương đương 331,5 tỷ đồng).
Cả hai cấp tòa sơ thẩm của TAND TPHCM và Tòa phúc thẩm cấp cao tại TPHCM điều tuyên 23 GCNQSDĐ này thuộc về Ngân hàng Phương Nam vì ngân hàng này đã sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.

Hội đồng thẩm phán tòa tối cao hủy án

Khi hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm chưa có hiệu lực pháp luật về phần dân sự thì tháng 12/2017, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao đã ra quyết định Giám đốc thẩm, hủy một phần bản án phúc thẩm, sơ thẩm liên quan đến 23 GCNQSDĐ nói trên. Theo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, việc tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định hủy bỏ kê biên và trả lại cho Ngân hàng Phương Nam bản chính 23 GCNQSDĐ là không đúng quy định của pháp luật.

Với quyết định Giám đốc thẩm, hồ sơ vụ án (phần dân sự) được quay trở lại cho TAND TPHCM xét xử  từ đầu. Ngày mai (3/5) sẽ là phiên xử sơ thẩm lần hai. Phần hình sự của vụ án, hiện án đã có hiệu lực, cụ thể là Dương Thanh Cường đang thụ án tù chung thân về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”; Lê Thành Công (nguyên Tổng giám đốc Công ty Dệt kim Đông Phương) 25 năm tù về các tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Đỗ Trọng Nhân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Siêu mẫu Việt) 8 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”…

Trong phi vụ làm ăn với “siêu lừa” Dương Thanh Cường, ông Trầm Bê chấp nhận để Ngân hàng Phương Nam cho ông Cường vay và tài sản thế chấp là 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Bình Chánh, TPHCM. Tuy nhiên theo Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, việc tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm quyết định hủy bỏ kê biên và trả lại cho Ngân hàng Phương Nam bản chính 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên là không đúng quy định của pháp luật.

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.