Vụ gần 400ha rừng bị phá: Chủ tịch xã cùng cấp phó tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Liên quan đến vụ gần 400ha rừng tự nhiên trên địa bàn xã Ya Tờ Mốt (huyện Ea Súp, Đắk Lắk) bị phá, Chủ tịch xã nãy cùng cấp phó đã tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo, đồng thời khẳng định không có tiêu cực.

Sáng 25/5, ông Đặng Công Tạo, Chủ tịch UBND xã Ya Tờ Mốt cho biết, tập thể UBND xã đã tổ chức họp kiểm điểm trách nhiệm trong vụ việc rừng tự nhiên được giao quản lý nhưng bị phá thời gian qua.

Cụ thể, năm 2020, xã này được UBND huyện Ea Súp giao quản lý hơn 953ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại tiểu khu 205. Cùng thời điểm trên, UBND tỉnh Đắk Lắk cho phép Cty TNHH Đất Vàng Ban Mê khảo sát lập dự án “Trồng rừng kết hợp phát triển nông-lâm nghiệp”. Trong lúc doanh nghiệp (DN) này đang khảo sát lập dự án thì phát hiện vụ phá rừng nghiêm trọng vào đầu tháng 4/2022. Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, hơn 382 ha rừng bị phá thuộc tiểu khu 205 và tiểu khu 222 (do Công ty TNHH Đức Tâm quản lý).

Vụ gần 400ha rừng bị phá: Chủ tịch xã cùng cấp phó tự nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo ảnh 1

Hiện trường vụ phá rừng tại xã Ya Tờ Mốt

Với cương vị Chủ tịch UBND xã, ông Tạo cho biết, không né tránh trách nhiệm. Khi tập thể xã tổ chức họp, ông tự nhận hình thức kỷ luật là cách chức, tuy nhiên, tập thể thống nhất ông Tạo và ông Vũ Văn Quảng, Phó Chủ tịch cùng nhận hình thức cảnh cáo.

Ông Tạo thông tin thêm, ông về nhận chức vào tháng 8/2020, sau khi UBND huyện giao quản lý rừng và đất lâm nghiệp. Sau khi tiếp nhận, ông Tạo đã cho thành lập Đội bảo vệ rừng gồm công an xã, địa chính, dân quân tự vệ…Tuy nhiên, diện tích rừng được giao quản lý cách trung tâm xã trên 10 cây số; trong khi không có lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; chưa kể, kinh phí được giao về rất khiêm tốn (UBND tỉnh hỗ trợ 100.000đ/ha/năm; huyện hỗ trợ 10 triệu/tháng (duy trì từ 6-8 tháng) nhưng hiện tại, cấp tỉnh và huyện chưa bố trí kinh phí cho năm 2022.

“Xã chỉ có 1 phó chủ tịch, 2 năm khuyết chức xã đội trưởng; xã vừa mới sáp nhập từ 15 thôn xuống còn 6 thôn; từ ngày 1/1/2022, công an viên không được nhận phụ cấp… Những khó khăn trên khiến địa phương gặp khó trong việc huy động nhân lực tuần tra bảo vệ rừng”, ông Tạo chia sẻ.

UBND huyện Ea Súp cũng cho biết, đang tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc để rừng bị phá với quy mô lớn thời gian qua. UBND huyện sẽ đưa các cá nhân, tổ chức vi phạm để hội đồng ra hình thức kỷ luật phù hợp. Mặt khác, Ban thường vụ Huyện ủy cũng đang kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với Đảng ủy xã Ya Tờ Mốt.

Trước đó, Tiền Phong đưa tin, sau khi nắm thông tin vụ phá rừng nghiêm trọng trên, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo công an vào cuộc; yêu cầu làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan để rừng bị phá mà không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Sau đó, Công an vào cuộc, khởi tố vụ án “Hủy hoại rừng”, mới đây 28 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra.

MỚI - NÓNG
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
Hà Nội cần phải bố trí, sắp xếp gần 2.500 cán bộ, công chức
TPO - Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài – Trưởng Ban Chỉ đạo thành phố về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 đã ký ban hành Thông báo kết luận của Thường trực Ban chỉ đạo thành phố về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố.
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.