Vụ cả khúc sông ô nhiễm: Yêu cầu nhà máy đường ngừng hoạt động

TPO - Sáng ngày 6/5, ông Lê Tiến Châu - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang đã kiểm tra tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra trên sông Cái Lớn (thuộc thị xã Long Mỹ và huyện Long Mỹ) và yêu cầu Cty TNHH Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát tạm ngừng hoạt động.
   
Vụ cả khúc sông ô nhiễm: Yêu cầu nhà máy đường ngừng hoạt động ảnh 1 Cty TNHH Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát.

Ghi nhận của PV, sáng nay trên các tuyến sông trên địa bàn thị xã Long Mỹ cơ bản không còn tình trạng nước có màu đen kịt, có mùi hôi như cách đây mấy hôm.

Tuy nhiên, nước ô nhiễm vẫn xuất hiện cạnh Cty TNHH Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát, ông Lê Tiến Châu – Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cùng đoàn công tác đã thị sát, kiểm tra bên trong nhà máy này.

Làm việc với ông Nguyễn Văn Chính – Phó tổng giám đốc Cty TNHH Mía - Đường - Cồn Long Mỹ Phát, ông Châu yêu cầu lãnh đạo Cty cần phải xem xét lại về công nghệ, khâu xử lí đầu ra, đầu vào và một số vấn đề cần phải tính toán lại.

Vụ cả khúc sông ô nhiễm: Yêu cầu nhà máy đường ngừng hoạt động ảnh 2  
Vụ cả khúc sông ô nhiễm: Yêu cầu nhà máy đường ngừng hoạt động ảnh 3 Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang kiểm tra hệ thống xử lí nước thải tại nhà máy đường Long Mỹ Phát.

Ngoài ra, ông Châu cho rằng, nước trên sông này bị ô nhiễm, người dân nghi ngờ doanh nghiệp xả thải, vì đang trong quá trình điều tra nên ông yêu cầu nhà máy tạm dừng hoạt động để xác định ra nguyên nhân, còn ngừng đến khi nào thì vẫn chưa biết được.

Đồng thời, khoảng 2.500 tấn mía đường đang tồn đọng tại cảng, ông Châu yêu cầu đơn vị không tiếp nhận thêm nguồn mía nguyên liệu, nếu công ty không chấp hành mà hoạt động có vấn đề gì thì Cty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ông Chính cho biết, về phía Cty sẽ chấp hành sự chỉ đạo của UBND tỉnh.      

Bà Lê Thị Kim Diệu – Phó Giám đốc Sở TN&MT Hậu Giang cho biết, qua rà soát trên bàn thị xã Long Mỹ có các tuyến thải xả ra sông Cái Lớn như: khu vực chợ, xưởng sản xuất nấm rơm, trang trại giết mổ gia súc, trong đó khu vực chính là nhà máy đường Long Mỹ Phát.

“Số liệu quan trắc hiện nay vượt quá chuẩn, để đánh giá chính xác, xác định cụ thể nguồn nào gây ô nhiễm chính, có rất nhiều nguyên nhân tác động dẫn đến ô nhiễm cần phải có các bước tiếp theo. Hiện nay sở đang phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, phân lập lại các nguồn khi đó mới xác định nguồn nào gây ô nhiễm….Hiện nay chất lượng nước trên sông đã ổn định trở lại”, bà Diệu nói.

Còn ông Lê Văn Khởi - Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ thông tin: “Tình trạng ô nhiễm xuất phát ngày 24/3 chổ khu vực nhà máy đường kéo dài đến xã Thuận Hưng. Đến hết tháng 4, thì có bốn xã trên địa bàn huyện bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm. Sáu hộ bị thất thoát nuôi cá, đây là những hộ thu nhập chính từ nguồn nuôi thuỷ sản. Nên mong muốn sớm tìm ra nguyên nhân để truy trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ cho người dân, ước tính khoảng gần 300 triệu đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang – ông Lê Tiến Châu cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm nhưng mới chỉ là giả thuyết, chưa có kết luận rõ ràng. Khoảng 6 ngàn hộ dân ở thị xã Long Mỹ bị đảo lộn do không có nước để sinh hoạt, thuỷ sản chết hàng loạt.

Vụ cả khúc sông ô nhiễm: Yêu cầu nhà máy đường ngừng hoạt động ảnh 4 Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, chậm nhất trong tuần này sẽ có kết quả nguyên nhân vụ ô nhiễm.

Ông Châu đề nghị các sở ngành, đặc biệt là Sở TN&MT thực hiện nghiêm chỉ đạo thường trực UBND tỉnh, đôn đốc để có kết quả cuối cùng và kết quả nguồn nghi ngờ ô nhiễm, đánh giá, thống kê thiệt hại người dân đến thời điểm này.

Riêng đối với nhà máy đường Long Mỹ Phát hiện nay có khoảng 2.500 tấn mía đang tập kết ở đây, nhà máy xin được tiếp tục hoạt động để giải quyết mía cho người dân, tỉnh sẽ ghi nhận ý kiến này để tính toán.

“Sở TN&MT rà soát toàn bộ hồ sơ từ trước đến nay và trả lời cho UBND tỉnh là có được phép thanh tra không và nếu xảy ra sai phạm thì phẩm quyền của sở là đến đâu. Nếu cần thiết tôi yêu cầu Tổng Cục, Bộ TN&MT thành lập đoàn cùng với địa phương kiểm tra tiếp tục. Đối với nguyên nhân gây ô nhiễm trên sông Cái Lớn, chậm nhất trong tuần này phải có kết quả”, ông Châu nói.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.