TPO - Sau buổi làm việc với ban tổ chức, đôi bên thống nhất, đồng ý để NSƯT Vũ Luân tự rút khỏi ghế giám khảo vòng tuyển chọn cuộc thi Chuông vàng vọng cổ lần thứ 19.
TPO - Chào mừng kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh Hậu Giang và Xuân Giáp Thìn 2024, tối 31/12, tại Công viên Chiến Thắng (thành phố Vị Thanh), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hậu Giang tổ chức chương trình nghệ thuật "Tình anh bán chiếu".
TP - Soạn giả Trọng Nguyễn đã gieo vào lòng người dân Đồng bằng sông Cửu Long những ca từ thắm thiết tình người thân, tình quê nhà trong các bài ca vọng cổ do ông sáng tác.
TP - Không có gì ở ngoài đó đâu! Tiếng Hai Thảo thét lồng lộng từ dưới đất, trong khi thằng con trai của mình đã ở tuốt trên đọt tràm. Hai chân của nó kẹp cứng ngắc vô thân cây, một tay níu chặt cái nhánh gie ra ngoài, tay còn lại che trước trán. Điệu bộ y như con khỉ già trong một bộ phim của Tàu năm nào cũng chiếu đi chiếu lại trên ti vi đến nhão nhoẹt.
TP - Dù nhiều nghệ sĩ thành công và được khán giả phong cho các danh xưng như “Cải lương chi bảo” Bạch Tuyết, “Sầu nữ” Út Bạch Lan, “Hoàng đế đĩa nhựa” Tấn Tài… Tuy nhiên, ngôi “Vua” của vọng cổ thì chỉ có một người được xướng tên: Đó là soạn giả Viễn Châu.
TP - Một ngày nhớ bao ngày xưa ấy- tên tập sách của cố nhà báo, nhà nghiên cứu lịch sử Ngô Kha vừa được Hội Nhà báo TT-Huế phối hợp gia đình ra mắt tại Huế, nhân một năm ngày mất của ông.
TPO - Với giọng hát ngọt ngào, tình cảm, Phạm Thị Hồng Vân đã nhanh chóng ghi điểm với người xem khi hát và ca vọng cổ trong ca khúc ‘Đêm gành hào nghe điệu hoài lang’. Được các giám khảo đánh giá cao nhất là Mr. Đàm dành hai chữ “Tuyệt vời” cho tiết mục này, nhạc sĩ Dương Khắc Linh cũng không thua kém khi nghĩ ra câu nhận xét “Em hát ngọt như rót nước mía vào tai”. Cuối cùng thí sinh Phạm Thị Hồng Vân nhận được tấm vé đi tiếp vào vòng sau.
TPO - Trong khuôn khổ Festival Đờn ca tài tử Quốc gia lần thứ 1 năm 2014, sáng 28/4, Ban tổ chức trao giải các cuộc thi văn học nghệ thuật và báo chí gồm trao 55 giải, gồm 5 giải A, 10 giải B còn lại giải C.
TP - Đờn ca tài tử và đỉnh cao là cải lương là nghệ thuật truyền thống cuối cùng của Việt Nam đang còn sống khoẻ, trong khi chèo, tuồng không được như vậy. Vì đâu?