Vissan giao dịch hơn 80 triệu cổ phiếu trên sàn Upcom

Ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT Vissan cùng lãnh đạo công ty thực hiện lễ đánh cồng khai trương cổ phiếu VSN trên sàn Upcom.
Ông Nguyễn Phúc Khoa, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn, Chủ tịch HĐQT Vissan cùng lãnh đạo công ty thực hiện lễ đánh cồng khai trương cổ phiếu VSN trên sàn Upcom.
Sáng 21/10, Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Visan) khai trương giao dịch Upcom cổ phiếu Vissan (mã chứng khoán VSN) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Theo đó, Vissan đã đăng ký giao dịch hơn 80,9 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 809 tỷ đồng với mã chứng khoán VSN. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 67.000 đồng/cổ phiếu.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Vissan cho biết, đây là sự kiện quan trọng quá trình thực hiện công khai hoá, minh bạch hoá trong quản trị doanh nghiệp, trở thành công ty đại chúng, tạo điều kiện cho cổ đông, nhà đầu tư tham gia xây dựng giá trị của Vissan hướng đến sự tăng trưởng và trường tồn.

Công ty Cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản, tiền thân là Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản, là một doanh nghiệp thành viên của Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn (Satra) được thành lập năm 1970 và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ ngày 18/5/1974.

Vissan giao dịch hơn 80 triệu cổ phiếu trên sàn Upcom ảnh 1

Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Vissan chia sẻ niềm vui khi VNS mới lên sàn đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm và giá giao dịch cao hơn nhiều so với giá khởi điểm.

Vissan đã thực hiện đấu giá thành công cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 7/3/2016 với khối lượng đăng ký gấp 5,6 lần và giá đấu giá thành công bình quân đạt 80.053 đồng/cổ phần, gấp 4,7 lần giá khởi điểm.

Ngày 26/3/2016, Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (ANCO) – một đơn vị thành viên của Tập đoàn Masan, đã trở thành cổ đông chiến lược duy nhất của Vissan.

Sau đó, Vissan tổ chức Đại hội cổ đông thành lập ngày 28/5/2016 và chính thức chuyển thành công ty cổ phần từ ngày 1/7/2016.

Hiện trong cơ cấu cổ đông của Vissan, hai cổ đông lớn nhất là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn sở hữu 67,76% vốn điều lệ (tương ứng hơn 54,8 triệu cổ phần) và Công ty cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp quốc tế (Anco) sở hữu 24,94% vốn (tương ứng 20,18 triệu cổ phần).

Phần còn lại có CJ- một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc và gần 1.200 cổ đông khác bao gồm cả cán bộ công nhân viên của Vissan.

Vissan giao dịch hơn 80 triệu cổ phiếu trên sàn Upcom ảnh 2

Vissan là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm, sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt.

Hiện Vissan là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành thực phẩm, lĩnh vực hoạt động chuyên về sản xuất kinh doanh thịt tươi sống, đông lạnh và thực phẩm chế biến từ thịt: thịt heo, thịt bò; xúc xích tiệt trùng, lạp xưởng, đồ hộp; chả giò, nem nướng, há cảo, sủi cảo; thịt nguội, giò các loại...

Vissan hiện chiếm khoảng 65% thị phần xúc xích, 75% thị phần lạp xưởng, 40% thị phần hàng đông lạnh, 30% thị phần giò chả, 20% thị phần đồ hộp… Công ty cũng sở hữu hệ thống phân phối đa dạng phong phú với hơn 130.000 điểm bán trên toàn quốc.

Năm 2015, Vissan tiếp tục nhiều năm liền nằm trong 1.000 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất Việt Nam. Doanh thu 2015 đạt 3.721 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 153 tỷ đồng. Tính đến 9 tháng đầu năm 2016, doanh thu Vissan đạt 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 117 tỷ đồng.

Năm 2017, Vissan đặt mục tiêu giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường thịt ở Việt Nam bằng cách gia tăng công suất lò mổ lên 2 triệu con heo và chế biến 20.000 tấn thịt heo/năm.

Theo Tổng giám đốc Văn Đức Mười, cùng sự hỗ trợ hợp tác của các cổ đông chiến lược, Vissan đang quyết tâm trở thành nhà sản xuất, chế biến, phân phối thực phẩm lớn nhất cả nước và khu vực; hướng đến hoàn thiện chuỗi cung ứng 3F “Feed – Farm – Food” - từ trang trại tới bàn ăn”, truy xuất nguồn gốc; phát triển mạng lưới phân phối. 

MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.