Vinacomin đề nghị tăng giá ban than cho điện

Vinacomin đề nghị tăng giá ban than cho điện
TP- Hôm qua, 22-2, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) tổ chức hội nghị triển khai chương trình tiết giảm chi phí và tái cơ cấu doanh nghiệp.

*Tổng số tiền DNNN cam kết cắt giảm chi phí, tiết kiệm đã lên tới hơn 4.000 tỷ đồng

 
Vinacomin đề nghị tăng giá ban than cho điện ảnh 1

Theo đó, Vinacomin đã ký giao ước với các đơn vị trong ngành thực hiện tăng năng suất lao động sản xuất than trên 5%, tiết kiệm mức tiêu hao nhiên liệu trong sản xuất than 1,5%, tiết kiệm mức tiêu hao điện năng trong sản xuất than 10%, tiết giảm chi phí chung, chi phí quản lý 8%. Ngoài ra, tập đoàn yêu cầu tiết kiệm bổ sung trong năm nay 250 tỷ đồng, đưa tổng số tiền tiết giảm chi phí và tiết kiệm của tập đoàn trong năm nay lên 986 tỷ đồng.

Tại hội nghị, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than, Khoáng sản (Vinacomin) Lê Minh Chuẩn đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính cho phép tăng giá bán than cho điện cũng như tăng giá bán điện cho EVN và một số cơ chế ưu đãi đặc thù khác. Theo ông Chuẩn, từ 1-3-2011, giá điện được tăng 15,28% trong khi giá than cho điện mới tăng 5%. Hiện giá than cho điện mới bằng 57- 63% giá thành sản xuất năm 2010 đã được kiểm toán. Nếu so với giá thành năm 2011 dự kiến thực hiện thì giá than cho điện hiện nay mới bằng 51 - 55% tùy theo từng chủng loại. Việc than bán thấp hơn giá thành năm 2010 khiến Vinacomin bị giảm lãi 3.000 tỷ đồng, năm 2011 là 5.000 tỷ đồng. Tập đoàn đã có văn bản đề nghị cho điều chỉnh theo lộ trình đảm bảo năm 2012 giá than cho điện bằng giá thành, sau đó tiến tới giá thị trường.

Vinacomin cũng đề nghị cho điều chỉnh giá bán điện cho EVN theo giá cả đầu vào. Theo Vinacomin, trước đó ngày 30-5-2011, Vinacomin đã làm việc với EVN về việc điều chỉnh tăng giá điện của nhà máy nhiệt điện Na Dương và Cao Ngạn bán cho EVN lên mức 715 đồng/kWh và 755 đồng/kWh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá Vinacomin đề nghị do 5 năm qua giá điện của tập đoàn không được điều chỉnh. “EVN đang mua điện của Nhiệt điện Hải Phòng là 1.008 đồng/kWh trong khi giá bán điện của nhà máy Sơn Động và Cầm Phả vẫn đang là tạm tính và chưa được điều chỉnh theo giá đầu vào”- Ông Chuẩn cho biết

Như vậy, đến nay đã có Tập đoàn HUD, EVN, Dệt may, Vinacomin, Bảo Việt, Petrolimex.... ký cam kết tiết giảm chi phí sản xuất và tiết kiệm chi phí quản lý, với số tiền lên tới khoảng hơn 4.000 tỷ đồng trong năm 2012. Trao đổi với Tiền Phong, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cho biết: Đây không phải lời kêu gọi chung chung mà đây là trách nhiệm của tất cả các DNNN.

Các đơn vị cần hưởng ứng Chỉ thị này một cách tự giác, tích cực, thể hiện quyết tâm cao trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2012. Bộ Tài chính sẽ tổng kết, báo cáo Chính phủ và kiểm tra, giám sát thực hiện, để đây thực sự là một trong những cam kết nêu cao ý thức trách nhiệm của các DNNN, tạo nên sức lan tỏa mới, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong năm 2012.

Bộ Tài chính vừa có văn bản số 1944 đề nghị Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại Nhà nước triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ và văn bản số 807 của Bộ Tài chính tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, tiết giảm 5-10% chi phí quản lý, tập trung giảm giá thành sản phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Chưa có tiền lệ
Chưa có tiền lệ
TP - Chưa từng có nguyên thủ quốc gia nước ngoài nào tham dự lễ nhậm chức của tổng thống Mỹ, khiến lời mời của ông Donald Trump dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trở thành chưa từng có tiền lệ. Lời mời này nhấn mạnh khuynh hướng của ông Trump về những cử chỉ gây ấn tượng mạnh nhằm tái định hình mối quan hệ hoặc thu hút sự chú ý toàn cầu.