VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
Năm 2024, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) kiên trì, quyết tâm giữ vững thị trường, thị phần, khách hàng, tập trung phát triển cảng nước sâu, đội tàu container đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra với mục tiêu: Sản lượng vận tải biển 15,8 triệu tấn; s ản lượng khối cảng biển 123,7 triệu tấn; d oanh thu 17.742 tỷ đồng; l ợi nhuận 2.169 tỷ đồng.

Để đạt được các mục tiêu trên, VIMC sẽ tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm sau:

Phát triển thị trường

VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam ảnh 1

Tiếp tục tập trung nguồn lực, tận dụng tối đa lợi thế của hệ sinh thái cảng biển - vận tải biển - logistics của VIMC để cung cấp cho khách hàng những gói giải pháp tối ưu nhất với định hướng “lấy khách hàng làm trung tâm” nhằm duy trì nhóm khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới, tăng trưởng thị phần.

Không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc khách hàng, triển khai các chương trình marketing tập trung cùng các cơ chế phù hợp để đáp ứng yêu cầu khách hàng trong bối cảnh thị trường còn nhiều khó khăn, thách thức.

Nghiên cứu đổi mới nội dung, phương pháp để triển khai có hiệu quả hơn nữa công tác khảo sát, lấy ý kiến khách hàng với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Tiếp tục duy trì thường xuyên việc theo dõi sát sao diễn biến thị trường để có những quyết định kinh doanh hợp lý, hiệu quả và tăng cường kiểm soát tốt các chi phí nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả khai thác tàu. Chuẩn bị các phương án, giải pháp thích ứng với biến động của thị trường. Linh hoạt, chủ động trong việc ký các hợp đồng ngắn ngày trong kịch bản thị trường tăng trưởng mạnh nhằm tăng cước tàu, tối đa hóa hiệu quả khai thác.

Tạo bước đột phá trong hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết để hãng tàu/khách hàng nhằm tạo nguồn hàng ổn định, phát triển thêm các service mới về hệ thống cảng VIMC. Đẩy mạnh phát triển và mở rộng các thị trường tiềm năng, hướng đến các thị trường như Tây Nguyên, tuyến Hành lang kinh tế đông tây như Lào, Campuchia nhằm trưởng nguồn hàng cho hệ thống cảng biển dịch vụ.

Tiếp cận sâu và từng bước hợp tác với các khách hàng lớn, tiềm năng. Tập trung vào các khách hàng là các chủ hàng có khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa và xuất nhập khẩu lớn, là các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và tư nhân.

Đội tàu container tập trung vào duy trì vận chuyển các mặt hàng thiết yếu để tăng sản lượng xếp tàu, tạo sự ổn định về sản lượng, đảm bảo sản lượng xếp đầy tàu giữa hai chiều, điều chỉnh cơ cấu hàng phù hợp để tăng doanh thu, kiểm soát chi phí tốt để tăng hiệu quả khai thác.

Tăng cường hoạt động cung cấp các dịch vụ ngoài bốc xếp, các dịch vụ phụ trợ (vận tải đường bộ, đường thủy, đường sắt, dịch vụ hải quan...) cho khách hàng giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh và sức hấp dẫn của doanh nghiệp.

Đa dạng hóa dịch vụ, tiếp tục mở rộng, phát triển dịch vụ Logistics: Phát triển dịch vụ về đại lý vận chuyển, đại lý hàng hải, vận chuyển đường thủy, đường bộ...tăng cường các dịch vụ giám định, sửa chữa, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu của khách hàng.

Tập trung vào định hướng phát triển hàng hai chiều đặc biệt cho đội xe vận tải, phát triển khách hàng mới để bù đắp cho sự suy giảm của thị trường đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh. Phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa để gia tăng tính cạnh tranh và tạo nguồn doanh thu ổn định.

Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tham gia Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Tăng cường hợp tác song phương, đa phương; huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác, tổ chức quốc tế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản trị, điều hành, khai thác.

Phát triển nguồn nhân lực

VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam ảnh 2

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đội ngũ chuyên gia, đặc biệt là nhân lực công nghệ cao, công nghệ mới đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, quản trị công nghệ, quản trị doanh nghiệp. Đổi mới chính sách tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài phục vụ cho đổi mới sáng tạo.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản trị nhân tài trong toàn tổng công ty và triển khai thực hiện, trọng tâm phát triển đội ngũ lãnh đạo chủ chốt, lãnh đạo cấp cao. Tiếp tục rà soát, thực hiện đánh giá, sàng lọc, lựa chọn nhân sự tiềm năng, có triển vọng để thực hiện luân chuyển nhằm đào tạo, huấn luyện, thử thách để phát triển.

Tiếp tục cải tiến và hoàn thiện các công cụ quản trị nhân sự, trong đó tập trung vào quản trị hiệu suất làm việc và đánh giá năng lực người lao động làm cơ sở cho công tác bố trí công việc, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, triển khai rộng rãi, thống nhất từ trên cơ quan văn phòng tổng công ty tới các doanh nghiệp thành viên, theo chủ trương “One system” của Tổng công ty.

Đẩy mạnh hoạt động học tập và đào tạo nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng của người lao động; tiếp tục duy trì và phát huy văn hóa đào tạo huấn luyện nội bộ toàn tổng công ty, xây dựng một đội ngũ chuyên gia đào tạo nội bộ VIMC là đội ngũ lãnh đạo của Tổng công ty và các cán bộ lãnh đạo cấp cao, cấp trung đến từ các cơ quan văn phòng và các doanh nghiệp thành viên; đưa vào các mô hình, phương pháp đào tạo mới theo xu hướng hiện đại: phương pháp đào tạo 70:20:10, đào tạo on job, coaching, mentoring, elearning,...

Đẩy mạnh công tác tạo nguồn ứng viên chất lượng cao thông qua việc tiếp tục triển khai chương trình thực tập sinh Intership mùa 2 để thu hút và phát hiện những “hạt giống” tốt cho dự án “ươm mầm tài năng” của VIMC, chuẩn bị cho nguồn nhân sự chất lượng cao 10 đến 15 năm tới; Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo trong toàn quốc để hướng nghiệp, thu hút sinh viên giỏi, quảng bá thương hiệu tuyển dụng.

Thiết kế các chương trình đãi ngộ, các chương trình phúc lợi theo hướng đa dạng hóa, ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người lao động, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý trong việc phát triển và gìn giữ nhân sự và đảm bảo cân bằng công việc - cuộc sống để nâng cao hiệu suất làm việc và duy trì sự bền vững.

Nghiên cứu và triển khai xây dựng thương hiệu tuyển dụng chuyên nghiệp, nhất quán trước mắt tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty sau đó triển khai rộng trên toàn hệ thống của VIMC, theo đó xây dựng định vị thương hiệu nhà tuyển dụng chuyên nghiệp để tạo dấu ấn trên thị trường và tác động tích cực đến hoạt động thu hút nhân tài của Tổng công ty.

Tiếp tục cải tiến, hoàn thiện hệ thống hệ thống quy trình, quy chế theo hướng hiệu quả, linh hoạt, tháo gỡ các khó khăn, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp và tạo động lực cho người lao động như cải tiến quy chế quản trị lao động tiền lương đối với các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng công ty, quy chế trả lương cho khối cơ quan văn phòng tổng công ty sau thời gian đưa vào triển khai áp dụng thời gian qua … xây dựng các quy trình tiếp nhận và quản lý thực tập sinh…

Nâng cao hiệu quả công tác quản trị, điều hành

VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam ảnh 3

Hoàn thiện hệ thống quản trị bảo đảm thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Hiện đại hoá công tác quản trị điều hành; đẩy mạnh chuyển đổi số, số hoá quy trình quản lý.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hoá trách nhiệm trong tổ chức thực hiện; đẩy mạnh cải cách thủ tục, quy trình, quy chế nội bộ theo hướng bảo đảm công khai, minh bạch, nêu cao trách nhiệm giải trình tạo điều kiện thuận lợi cho DNTV phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tăng cường kiểm tra giám sát công tác quản lý trực tiếp trên các tàu. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chi phí nhiên liệu, sửa chữa, phụ tùng, vật tư… phấn đấu giảm tối đa thời gian chạy ballast, thời gian chờ, đặc biệt kiểm soát off-hire do tàu không đảm bảo tốc độ, gặp các vấn đề về máy móc, cẩu, hầm hàng…

Hướng dẫn thuyền viên vận hành, bảo quản bảo dưỡng tàu, hỗ trợ tàu tự xử lý các khiếm khuyết trên tàu trong bối cảnh khó bố trí sửa chữa. Giám sát chặt chẽ các chi phí lên đà.

Chủ động xây dựng kế hoạch để ứng phó với các tình huống có thể ảnh hưởng đến khai thác đội tàu do các Công ước mới có hiệu lực trước mắt là về Chỉ số hiệu quả năng lượng đối với tàu hiện có (Energy Efficiency Existing Ship Index (EEXI)) và Chỉ thị cường độ các bon (Carbon Intensity Indicator (CII)).

Tiếp tục đàm phán tiết giảm chi phí, đơn giá với các đối tác cung ứng dịch vụ phục vụ việc quản lý và khai thác tàu như dầu nhờn, vật tư phụ tùng, bảo quản bảo dưỡng… chỉ đạo sát sao các bộ phận quản lý kỹ thuật, vật tư kiểm soát chi phí nhiên liệu, phụ tùng, vật tư, sửa chữa.

Nâng cao năng lực cầu bến, kho bãi, thiết bị, bố trí tàu hợp lý, tổ chức khai thác hiệu quả cầu bến, thiết bị, kho bãi đảm bảo, chất lượng, an toàn, tăng năng suất xếp dỡ, giảm chi phí cho khách hàng, thúc đẩy sản lượng hàng thông qua cảng.

Tiếp tục cải thiện quy trình khai thác, đơn giản và số hóa thủ tục giao nhận, thanh toán, áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và điều hành, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.

Bám sát các định mức kỹ thuật và tình trạng vật tư. Chủ động sửa chữa theo hạng mục và nâng cao công tác đánh giá, nhận định kỹ thuật để bố trí phương tiện sửa chữa kịp thời, tránh bị động và phát sinh những hư hỏng khác làm tăng chi phí và ảnh hưởng tới sản xuất.

Về SOP, tiếp tục triển khai SOP tác nghiệp chi tiết tại các doanh nghiệp thành viên, đồng thời báo cáo đánh giá hiệu quả SOP sau 1 năm áp dụng.

Tập trung triển khai các dự án đầu tư trọng điểm và tái cơ cấu tài chính

VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam ảnh 4

Triển khai đầu tư đồng bộ các dự án đầu tư phát triển trong cả 3 lĩnh vực kinh doanh chính: Hệ thống cảng biển nước sâu tại các khu vực Lạch Huyện, Liên Chiểu, Cần Giờ… đầu tư phát triển đội tàu container và mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng logistics đặc biệt là hệ thống ICD tại các khu vực.

Tập trung làm việc với các tổ chức tài chính, ngân hàng về tái cơ cấu nợ của Công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên (DNTV).

Quyết tâm, kiên trì công tác đàm phán tái cơ cấu tài chính cho các cảng liên doanh CICT, CMIT đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời mang lại lợi ích cao nhất cho đơn vị và cổ đông.

Tập trung quản trị chi phí, chỉ đạo các DNTV tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn tại các đơn vị.

Tìm kiếm các nguồn vốn để huy động vốn cho các dự án trọng điểm của các DNTV VIMC và các dự án tại công ty mẹ.

Để đáp ứng nhu cầu đầu tư, phát triển của VIMC nhằm tận dụng cơ hội về nguồn lực để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh VIMC sẽ trình xin phê duyệt chủ trương tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại VIMC xuống 65% vốn điều lệ.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác chuyển đổi số - đổi mới sáng tạo

VIMC và mục tiêu phát triển ngành vận tải biển Việt Nam ảnh 5

Về chuyển đổi số: Toàn VIMC áp dụng quy trình Marketing và Chăm sóc khách hàng được số hóa bằng hệ thống phần mềm CRM tập trung. Đưa vào vận hành hệ thống Logistics Hub cho ít nhất 3 đơn vị trong hệ sinh thái gồm Cảng biển, Vận tải biển và Logistics. Triển khai hệ thống quản lý kho bãi cho các đơn vị Vimadeco, VOSA, VIMC Logistics.

Công tác đổi mới sáng tạo, Kaizen sẽ đi sâu hơn vào chất lượng và hiệu quả áp dụng các sáng kiến, đo lường và tính toán mức độ làm lợi của các sáng kiến làm căn cứ giao KPI cho các doanh nghiệp thành viên. Dự kiến phấn đấu đạt 2.000 sáng kiến, trong đó 1.500 sáng kiến áp dụng thành công và đem lại giá trị kinh tế khoảng 20 tỷ đồng.

Với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam tin tưởng sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng Tổng công ty trở thành một Tổng công ty hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam, có bước phát triển nhanh và bền vững.

MỚI - NÓNG