TPO - Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề nghị Tập đoàn MSC - hãng vận tải biển lớn nhất thế giới - hợp tác toàn diện với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, tham gia vào dự án cảng Liên Chiểu tại Đà Nẵng, một trong những dự án chiến lược trong quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam.
Năm 2024, Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) kiên trì, quyết tâm giữ vững thị trường, thị phần, khách hàng, tập trung phát triển cảng nước sâu, đội tàu container đồng thời tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đào tạo nhân tài, phát triển nguồn nhân lực nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra với mục tiêu: Sản lượng vận tải biển 15,8 triệu tấn; s ản lượng khối cảng biển 123,7 triệu tấn; d oanh thu 17.742 tỷ đồng; l ợi nhuận 2.169 tỷ đồng.
TPO - "Sản lượng cảng biển năm 2023 chỉ bằng 84% so với kế hoạch và bằng 92% so với cùng kỳ, nhưng tổng doanh thu tăng 4% là do các doanh nghiệp đã tích cực thực hiện mở rộng các hoạt động kinh doanh ngoài bốc xếp, hoạt động thương mại" - Tổng Giám đốc VIMC nói .
TP - Ngày 18/8 đánh dấu 3 năm Tổng công ty Hàng hải Việt Nam chính thức chuyển đổi hoạt động thành Công ty cổ phần, cùng thương hiệu mới VIMC (18/8/2020 - 18/8/2023). Thời gian chưa phải là dài, nhưng với mô hình mới, thương hiệu mới, VIMC đã đạt được nhiều thành công mới ở hầu hết lĩnh vực hoạt động.
TPO - Theo Kiểm toán Nhà nước, các tập đoàn, tổng công ty sử dụng vốn nhà nước như Vicem, Tập đoàn Satra… có số nợ lớn, đầu tư thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng, mất an toàn tài chính.
TPO - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam cho biết, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm nay giảm so với ước thực hiện năm 2022, chủ yếu do ảnh hưởng của thị trường vận tải biển dự kiến gặp nhiều khó khăn.
Ông Lê Anh Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) - cho biết: “Tinh thần của VIMC là các doanh nghiệp phải phát huy mọi tiềm năng của mỗi thành viên, hợp lực và phối hợp với các doanh nghiệp khác để đưa VIMC vươn lên vị thế dẫn đầu. Mọi hoạt động phải hướng tới những điều khách hàng cần, lấy công nghệ làm nền tảng cho sự phát triển của Tổng công ty khi bước vào giai đoạn phát triển mới”.
TPO - Năm 2022, Tổng Công ty Hàng Hải (VIMC) báo lãi 3.129,5 tỷ đồng (đạt 124% so kế hoạch năm 2022). Đây là năm thứ 2 lãi liên tiếp so với những năm trước đó lỗ hàng trăm tỷ đồng.
TPO - Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đề xuất, giai đoạn từ nay tới năm 2025 sẽ thoái vốn nhà nước nắm giữ tại công ty mẹ về mức 65%, giảm mức sở hữu tại một số cảng biển lớn về mức 51% tại cảng Cần Thơ, Quy Nhơn (Bình Định), Đà Nẵng, Cam Ranh (Khánh Hòa)…
TPO - Dù năm vừa qua Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) có lãi lớn, nhưng số lỗ để lại từ năm 2020 lớn, nên tổng công ty này vẫn lỗ lũy kế hơn 800 tỷ đồng. Dự kiến, năm nay công ty sẽ hết lỗ lũy kế và có lãi, đồng thời lên kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ để đầu tư cho đội tàu container.
Hơn 3 năm hoạt động, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban) đã từng bước phát triển, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc để thực hiện tốt nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao.
Thuyền viên, những người lao động cần cù trên biển thực sự đang “vận hành” bộ máy cực kỳ to lớn của nền kinh tế toàn cầu. Không khó để hình dung một con số vô cùng ấn tượng, trên 90% lượng hàng hóa gồm lương thực, nhiên liệu, nguyên liệu thô và hàng chế tạo được luân chuyển trong nền kinh tế của thế giới đều thông qua ngành công nghiệp đặc biệt này - ngành vận tải biển.