Việt Nam vừa thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu cá tra

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong 9 tháng năm nay, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, Brazil… Dù vậy, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn như giá nhiên liệu, giá vật tư, thức ăn tăng.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Bàn giải pháp phát triển giống cá tra ứng phó biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 11/10.

Việt Nam vừa thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu cá tra ảnh 1
Quang cảnh hội nghị.

Bộ NN&PTNT cho hay, kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng năm nay đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, sang các thị trường chính gồm: Trung Quốc, Mỹ, EU, Brazil…

Hiện, giá cá tra nguyên liệu loại 1 từ 27.000 - 28.000 đồng/kg, tăng khoảng 500 - 1.000 đồng/kg so với tháng 8 và cao hơn khoảng 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023. Cá tra giống loại 30 con/kg giá 26.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8, và thấp hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Cả nước hiện có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ. Có 76 cơ sở sản xuất giống thương phẩm, 1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống (từ cá bột lên cá giống).

Việt Nam vừa thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu cá tra ảnh 2

Công nhân cho cá tra ăn tại Đồng Tháp. Ảnh: Hòa Hội

Cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT đánh giá, năm 2023 và 9 tháng năm nay, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn như giá nhiên liệu, giá vật tư, thức ăn tăng. Suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm tại nhiều nước xuất khẩu, dẫn đến giá bán cá tra nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm.

Ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Thủy sản - cho biết, để con cá tra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, khâu đầu tiên yêu cầu phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng NN&PTNT - cho biết, các địa phương phải quản lý chặt từ cơ sở sản xuất giống. Các cơ sở sản xuất giống cá tra trên địa bàn nào đủ điều kiện cơ quan cấp giấy chứng nhận, nếu không đủ điều kiện tuyệt đối không cấp giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm... để có con cá tra hoàn hảo, đạt chất lượng, sạch bệnh từ ao nuôi đến xuất khẩu. Con giống tốt sẽ quyết định năng suất và chất lượng. Do đó, cần giảm sử dụng chất cấm và kháng sinh trong ao nuôi, tăng cường phòng bệnh trên đàn cá tra bằng tiêm phòng vacxin phòng bệnh.

Việt Nam vừa thu về 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu cá tra ảnh 3
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến.

Cũng theo ông Tiến, cần đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản cho các vùng ương nuôi cá giống và thương phẩm. Thực hiện tốt Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng, ổn định cung - cầu, xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi. Từ đó, góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Huỳnh Minh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp - cho biết, cá tra là ngành hàng chủ lực của địa phương, hằng năm thu về hàng tỷ USD, địa phương cũng đứng đầu cả nước về sản lượng cá tra xuất khẩu.

Ước 9 tháng năm nay, sản lượng cá tra thu hoạch tại Đồng Tháp hơn 485.700 tấn, đạt gần 90% kế hoạch năm; ước diện tích thả nuôi cá tra 2.630ha, sản lượng đạt 540.000 tấn.

Toàn tỉnh Đồng Tháp có khoảng 52 cơ sở nuôi sinh sản cá tra bột, với số lượng đàn cá bố, mẹ khoảng 150.000 con; sản lượng cung ứng hằng năm ra thị trường khoảng 18 tỷ con cá tra bột; có 850 cơ sở ương dưỡng cá tra giống, với diện tích khoảng 800ha, hằng năm cung cấp khoảng 1,3 tỷ con cá tra giống.

MỚI - NÓNG
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước duyệt đội quân danh dự Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc chủ trì giao lưu hữu nghị tại Lạng Sơn
TPO - Sáng 17/4, Thượng tướng Đổng Quân - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, dẫn đầu đoàn đại biểu quân đội nước bạn nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị tham gia thực hiện nhiều nội dung chương trình Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại tỉnh Lạng Sơn.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm

Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm

TPO - Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội, trong gần 600 loại sữa giả cơ quan công an thông tin, qua rà soát có 71 sản phẩm được đăng ký công bố tại Hà Nội. Chi cục này từng kiểm tra các mẫu của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhưng chưa phát hiện vi phạm.
Công an phát hiện đường dây sản xuất hàng trăm loại sữa giả

Lộ đường dây sữa giả: Cái bẫy mang tên 'chuyên gia dinh dưỡng'

TP - Gần 600 sản phẩm sữa giả được sản xuất và đưa ra thị trường bởi hai công ty dược phẩm, nhắm thẳng vào nhóm người bệnh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Không chỉ có dấu hiệu lừa đảo trắng trợn, vụ việc còn khiến dư luận phẫn nộ bởi sự tiếp tay từ những đoạn quảng cáo gắn với hình ảnh bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và người nổi tiếng.
Ca bệnh hiếm báo động thói quen sinh hoạt thiếu an toàn

Ca bệnh hiếm báo động thói quen sinh hoạt thiếu an toàn

TPO - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị một trường hợp hiếm gặp khi một bệnh nhân nữ, N.N.T, 53 tuổi, trú tại Hà Nam đến khám với tình trạng đau nhức mắt kéo dài, cảm giác cộm như có dị vật, chảy nước mắt liên tục và ngứa râm ran.
Cảnh báo giả mạo giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025' lợi dụng hình ảnh Bệnh viện K để trục lợi

Cảnh báo giả mạo giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025' lợi dụng hình ảnh Bệnh viện K để trục lợi

TPO - Ngày 15/4, GS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc bệnh viện K cho biết, thời gian gần đây, trên một số trang mạng xã hội xuất hiện các fanpage và bài viết quảng bá giải chạy mang tên “Vì bệnh nhi ung thư 2025”, kèm theo đó là lời kêu gọi người dân nộp tiền đăng kí tham gia sự kiện.