Việt Nam đi tìm “con đường” tăng trưởng mới?

Việt Nam đi tìm con đường tăng trưởng mới
Việt Nam đi tìm con đường tăng trưởng mới
TPO - Sáng nay 15/11, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hôi Việt Nam tổ chức hội thảo “Kinh tế Việt Nam động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy”. Không chỉ mổ xẻ về  cơ cấu tăng trưởng thời gian quan, rất nhiều ý kiến tâm huyết đã đươc bày tỏ tại hội nghị làm sao để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng FDI và nội lực đất nước.  

Phát biểu đề dẫn, GS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Tăng trưởng kinh tế dựa trên nguồn lực cũ hiện không còn phù hợp, thậm chí đem  lại rủi ro cho nền kinh tế.  Cho nên thời gian tới, cần tìm  ra động lực thúc đẩy tăng trưởng bền vững hơn.

“Mục tiêu 2016-2020 đòi hỏi chúng ta phải đánh giá nghiêm túc, có trách nhiệm để tìm ra động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh dư địa. Động lực mới tăng trưởng phải nâng cao năng suất, hướng tới số lượng gắn với chất lượng tăng trưởng. Mục tiêu hội thảo đánh giá thực trạng tăng trưởng thời gian qua”. GS Nguyễn Quang Thuấn khẳng định.Theo ông quan trọng cần xác đinh nút thắt, điểm nghẽn, động lực để đưa ra giải pháp cho tăng trưởng thời gian mới.

Không nắm bắt cơ hội, sẽ nhỡ “chuyến tàu 4.0”

Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao sáng kiến tổ chức này của Viện Hàn Lâm hôm nay. Phó Thủ tướng nêu rõ phát triển nhanh bền vững là chủ trương rõ ràng trong văn kiện Đại  hội Đảng lần thứ 12. “Chúng ta phát triển nhanh hơn để rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước, không bị tụt hậu hơn nữa. Đồng thời phải phát triển bền vững với các trụ cột kinh tế, xã hội môi trường”, Phó Thủ tướng nói.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưy ý cần phân tích đánh giá bối cảnh của Việt nam hiện nay như thế nào, trong điều kện quốc tế, tự do hoá thương mại trở ngại, gập ghềnh. “Bối cảnh CM 4.0 tạo ra cơ hội tuyệt vời nhưng cxung nguy cơ bỏ lại xa nếu chúng ta nhỡ tàu, không nắm bắt cơ hội”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Kinh tế thế giới phát triển không ổn định. Trong nước thiên tai, biến đổi khí hậu,  dư địa các chính sách vĩ mô, tiền tệ chật hẹp trong khi đó phải giải quyêt 2 vấn đề: dư địa tồn đọng nền kinh tế nhiều năm nhưng cũng phải tập trung nguồn lực cho phát triển. Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Trong bối cảnh đó, Chính phủ, hệ thống chính trị phải làm gì ? Rồi ông cũng tự trả lời: Muốn phát triển nhanh bền vũng phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Cũng chính vì thế, Phó Thủ tướng yêu cầu các đại biểu tập trung làm rõ nội hàm chuyển đổi mô hìnht ăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu với cách thức nào. Động lực tăng truỏng phải dựa trên nền tảng toàn diện với cả 3 khu vực.

Phó Thủ tướng đặt câu hỏi: Động lực tăng trưởng chính tập trung vào điều gì? Nông nghiệp, du lịch? Chọn nhiều trọng tâm trọng điểm sẽ thành kiểu quả mít. Chính phủ muốn lắng nghe đánh giá về môi trường kinh doanh của Việt Nam như thế nào, và nhìn từ DN cải cách như thế nào.”Chúng tôi muốn chia sẻ, lắng nghe sự lệch phát triển FDI và trong nước. Chọn lọc FDI phù hợp…kết nối chuỗi giá trị để kết nối DN trong nước. kết nối 2 thành phần kinh tế để tránh rủi ro 2 nền kinh tế trong 1 quốc gia.

“Tỷ lệ nội địa hoá Samsung là 57%, tăng trưởng của Sam Sung tạo động lực cho hàng loạt nền tỉnh của Việt Nam. Quan điểm của Đảng, nôi lực quyết định, ngoại lực quan trọng”, Phó Thủ tướng khẳng định.

 Việt Nam đi tìm “con đường” tăng trưởng mới? ảnh 1

Photo: ..Muốn tăng trưởng tốt cần cả nội và ngoạilực

Tăng trưởng vấn đề không phải con số mà là niềm tin

Theo PGS TS Trần Đình Thiên, tại thời điểm hiện nay, có ý kiến khác nhau về tăng trưởng 3 quý năm 2017, giữa số lượng và chất lượng, tại sao có bất thường như vậy. “Thời điểm này cần giải quyết , vấn đề lòng tin, không phải là số liệu mà cách nhìn của triển vọng Việt Nam.

Ông Thiên chỉ ra hiện cách tiếp cận về tăng trưởng vẫn bị lệch, nói nhiều chất lượng nhưng tiếp cận chưa đầy đủ, chỉ nói về số lượng. Chỉ tiêu chất lượng tăng trưởng thiếu thì làm sao có chất lượng được. “Khi họp tổ tư vấn Thủ tướng, tôi nói là không chỉ cần 2017 mà cần bàn trong 3 năm tới để tạo tư duy mới. Tôi thấy câu chuyện Phó Thủ tướng nói là thời đại mới cần động lực mới chứ không  phải là cải cách động lực cũ”, PGS Thiên nói.

Ông cũng đồng thời đặt ra vấn đề: Năm 2017, nghi vấn quý 1 tăng 5,24 nhưng quý 3 lên tới 7,24% để 3 quý là 6,4%. “Bước nhảy tăng trưởng từ quý 1 lên quý 3 chưa năm nào mạnh như thế, trong khi giải ngân ít còn tốc độ tăng trưởng của ngành như dầu khí giảm mạnh. Hoài nghi này là có cơ sở.  Chúng tôi thấy, tốc độ tăng trưởng 5 năm có sự dịch chuyển về động cơ tăng trưởng.  Đầu tư tư nhân tăng mạnh trong năm nay. Một số ngành như nông ghiệp tăng trưởng đột biến so với 2016; dịch vụ cũng tăng chưa kể đóng góp FDI như của Samsung…”

Theo TS Trần Du Lịch cái khó Việt Nam đang phải giải đó là bài toán kép làm sao vừa đạt tăng trưởng cao, vừa đảm bảo chất lượng. TS Trần Du Lịch khẳng định muốn làm được phải cải cách về thể chể gắn với nền hành chính công. “Việt Nam giờ nên bỏ hết các điều kiện kinh doanh đi nhưng giữ nguyên cái này thì doanh nghiệp vẫn khó. Tôi rút ra tại sao luật phát của nước Mỹ có giấy phép con nhưng không ai phiền hà. Bởi khác với nước ta, bộ máy của họ để cho người ta thực thi pháp luật. Còn bộ máy của ta xử lý kiểu như gãi ngứa; xây nhà trái phép phạt rồi tồn tại, ô nhiễm môi trường phạt rồi tồn tại”.

 Theo ông Lịch, chúng ta không cần tìm cái mới mà vấn đề là tiếp tục làm hiệu quả 3 đột phá những cái ta đã đề ra. Nếu thế chế tốt, bộ máy tốt và đặc biệt là kết cấu hạ tầng tốt thì chúng ta  sẽ làm tốt. Cần tập trung các vùng kinh tế trọng điểm, gắn với đó phát triển kinh tế đô thị, lấy đó làm động lực thời gian tới.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.