Vì sao ông Trump chọn nội các toàn người giàu?

Tỷ phú thung lũng Silicon Peter Thiel đã tài trợ gần 3,3 triệu USD cho mùa bầu của này và hiện đóng một vai trò quan trọng nhóm chuyển giao của ông Trump. Ảnh: Getty.
Tỷ phú thung lũng Silicon Peter Thiel đã tài trợ gần 3,3 triệu USD cho mùa bầu của này và hiện đóng một vai trò quan trọng nhóm chuyển giao của ông Trump. Ảnh: Getty.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm 6 nhà tài trợ lớn trong chiến dịch tranh cử - đều là những người giàu có - vào nội các của ông và đây là lần đầu tiên một thống Mỹ đưa vào nội các nhiều nhà tài trợ lớn như vậy.

Báo Politico đưa tin, hơn 1/3 trong số gần 200 người từng gặp Tổng thống đắc cử Donald Trump kể từ cuộc bầu cử hồi tháng trước, trong đó có những người được cân nhắc cho các vị trí trong chính quyền, đã tài trợ những khoản tiền lớn để ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump và các thành viên đảng Cộng hòa trong mùa bầu cử này.

Theo một phân tích do Politico thực hiện từ các số liệu của Ủy ban Bầu cử Liên bang, 73 nhà tài trợ đã đóng góp 1,7 triệu USD cho ông Trump và các nhóm trợ ủng hộ ông, và 57,3 triệu USD cho đảng Dân chủ, tính trung bình là trên 800.000 USD mỗi nhà tài trợ.

Các nhà tài trợ chiếm 39% trong tổng số 119 người được cho là đã được cân nhắc đối với các vị trí cấp cao trong chính quyền tương lai, và 38% trong số đó cuối cùng được ông Trump lựa chọn, theo phân tích trên, dựa theo việc đếm các ứng viên mà chính quyền nêu tên và trong các nguồn tin báo chí.

Theo 3 chuyên gia tranh cử lâu năm, mặc dù từ trước tới nay các nhà tài trợ cho các chiến dịch tranh cử tổng thống thường được đề xuất làm đại sứ của Mỹ khắp toàn cầu, nhưng quy mô mà các nhà tài trợ góp mặt trong chính quyền của ông Trump là chưa từng có trong lịch sử tổng thống hiện đại, một phần do các quyết định của Tòa án Tối cao nhằm nới lỏng các hạn chế đối với các khoản đóng góp tranh cử.

Việc tiếp cận và các quyết định bổ nhiệm trên là rất đáng chú ý, nhất là khi ông Trump thường xuyên tuyên bố trong chiến dịch tranh cử rằng tài sản cá nhân khổng lồ của ông và việc bỏ phần lớn tiền túi ra tranh cử đồng nghĩa rằng ông sẽ không phải mang ơn các nhà tài trợ lớn, như nhiều đối thủ khác.

"Cử tri có thể vỡ mộng"

“Nếu những người đang cố vấn cho tổng thống đắc cử là các nhà tài trợ - những người, mà như lời ông Trump nói, cho đi vì họ muốn nhận lại được cái gì đó, thì đây là những lời của ông ấy - bạn sẽ không có được các chính sách mà cử tri của ông mong muốn”, Trevor Potter, một luật sư tranh cử từng cố vấn cho các chiến dịch tranh cử năm 2000 và 2008 của ông John McCain và sáng lập Trung tâm pháp lý tranh cử, nhận định.

“Rủi ro ở đây là sự vỡ mộng của các cử tri từng bỏ phiếu cho ông vì sự thay đổi và cuối cùng lại gặp phải một nhóm tài phiệt”, ông Potter nói.

Trong khi đó, một phát ngôn viên nhóm quyền giao quyền lực cho hay: “Tổng thống đắc cử Trump đã bổ nhiệm những cá nhân đủ tiêu chuẩn và thành công để phục vụ trong chính quyền nhằm thực thi chương trình nghị sự thúc đẩy tăng trưởng, thúc đẩy nước Mỹ. Cùng nhau, họ cam kết tiến tới chấm dứt hệ thống tham nhũng ở Washington vốn đã khiến người Mỹ thất vọng quá lâu”.

Trong các cuộc bầu cử sơ bộ, ông Trump đã gọi các đối thủ Jeb Bush và Marco Rubio là “con rối” vì nhận những khoản tiền tài trợ lớn. Tỷ phú New York cũng tấn công đối thủ Hillary Clinton vì gặp gỡ các nhà tài trợ cho Quỹ Clinton thời bà còn làm ngoại trưởng, dù ông Trump đã phóng đại con số các cuộc gặp như vậy, và các khoản tài trợ này dành cho từ thiện, chứ không dành cho bà Clinton hay các quan chức Dân chủ khác.

“Bằng việc bỏ tiền túi cho chiến dịch tranh cử, tôi không bị các nhà tài trợ, các lợi ích đặt biệt hay những người vận động hành lang kiểm soát”, ông Trump tuyên bố trên Facebook hồi tháng 9/2015. “Tôi chỉ phục vụ vì người dân Mỹ”.

Tại Hội chợ bang Iowa 2015, ông Trump cho biết ông đã từ chối các khoản tài trợ lớn vì biết rằng chúng luôn đi kèm với các điều kiện. Tuy nhiên, sau đó ông Trump đã bắt đầu gây quỹ tích cực hơn và cũng nhận tiền từ một số nhà tài trợ lớn nhất của đảng Cộng hòa. Một vài người trong số họ cũng sẽ tham gia chính quyền mới của ông.

Theo Politico, ông Trump đã đưa vào nội các 6 nhà tài trợ hàng đầu - nhiều hơn bất kỳ chính quyền nào gần đây. Nhà tài trợ lớn nhất đã gặp ông Trump kể từ cuộc bầu cử là Todd Ricketts, người được Tổng thống đắc cử bổ nhiệm làm thứ trưởng thương mại. Ông này xuất thân từ một gia đình giàu có và gia đình đã tài trợ hơn 15,7 triệu USD cho năm 2016 và hơn 26 triệu USD trong các mùa bầu cử trước đó. Cá nhân ông Todd Ricketts tài trợ 63.835 USD cho đảng Cộng hòa.

Betsy DeVos, người được ông Trump chọn làm bộ trưởng giáo dục, và gia đình bà đã tài trợ 10,4 triệu USD trong mùa bầu cử lần này, trong đó có 445.000 USD cho ủy ban gây quỹ phối hợp và một trong số các ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông. Bà và chồng, ông Dick, còn ủng hộ các chiến dịch tranh cử của 17 nghị sĩ, những người sẽ bỏ phiếu về việc có phê chuẩn bà hay không.

“Có thể nói rằng đây là điều khác biệt so với những gì chúng ta thường nhìn thấy trong việc bổ nhiệm các vị trí nội các”, Sheila Krumholz, giám đốc điều hành tổ chức phi lơi nhuận Trung tâm phản hồi chính trị chuyên theo dõi vấn đề tiền trong chính trị, nhận định. “Sẽ nảy sinh một cuộc tranh luận về việc liệu tiền có đóng một vai trò không cân xứng hay không trong việc đề cử, nhưng câu hỏi lớn hơn là về năng lực và phẩm chất của họ”.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.