Vì sao Nga sa thải sếp Sukhoi, hợp nhất hãng chế tạo tiêm kích lừng danh này với MiG?

0:00 / 0:00
0:00
Tiêm kích Su-57 của Sukhoi
Tiêm kích Su-57 của Sukhoi
Sau khi hợp nhất hai tập đoàn chế tạo máy bay lừng danh Sukhoi và Mikoian Gurevich (MiG), ban lãnh đạo mới đã tuyên bố kế hoạch trình làng chiếc máy bay điện đầu tiên của Nga vào tháng 7 năm 2021.

Sau khi hợp nhất hai tập đoàn chế tạo máy bay lừng danh Sukhoi và Mikoian Gurevich (MiG), ban lãnh đạo mới đã tuyên bố kế hoạch trình làng chiếc máy bay điện đầu tiên của Nga vào tháng 7 năm 2021.

Nga đã hợp nhất hai công ty hàng không quân sự chính của nước này là Sukhoi và MiG thành một tổ chức lớn. Nó được gọi theo tiếng Anh là Division of Battle Aviation of the United Aircraft Corporation (UAC), hay Chi nhánh hàng không chiến đấu thuộc Tập đoàn sản xuất máy bay Hợp nhất.

Tin đồn về khả năng hợp nhất của hai công ty Sukhoi và MiG đã lan truyền trong nước khá lâu, và đến tháng 3 năm 2021 thì trở thành sự thật.

Lý do sáp nhập là gì?

Nhiều thập kỷ cạnh tranh thương mại giữa hai công ty Sukhoi và MiG đã dẫn đến việc giám đốc điều hành của Sukhoi là Igor Ozar bị sa thải. Vị trí người đứng đầu công ty của ông đã được trao cho giám đốc điều hành MiG, Ilya Tarasenko.

“Sukhoi hiệu quả hơn về mặt thương mại so với MiG, nhưng đáng ngạc nhiên là giám đốc điều hành của họ đã bị sa thải. Về khả năng, đây là kết quả của sự cạnh tranh nội bộ giữa giới tinh hoa Nga”, Dmitry Litovkin, tổng biên tập của tạp chí Independent Military Review nói.

Dưới sự lãnh đạo của ông Ozar, Sukhoi đã ký và thực hiện các hợp đồng lớn về việc cung cấp máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 và máy bay chiến đấu đa năng Su-35. Công ty cũng đã hoàn thành dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Su-57 và chuẩn bị sản xuất hàng loạt.

Ozar là người đứng đầu Sukhoi từ năm 2011 và đến năm 2017, công ty đã trở thành công ty có lợi nhuận cao nhất trong số các nhà sản xuất máy bay của Nga.

Năm 2018, doanh thu của công ty đạt 114,5 tỷ rúp (khoảng 1,5 tỷ USD), tạo ra lợi nhuận ròng 4,08 tỷ rúp (khoảng 550 triệu USD). Trong khi đó, doanh thu của MiG trong năm 2018 là khoảng 89,5 tỷ rúp (khoảng 1,2 tỷ USD) và lợi nhuận ròng của họ là khoảng 3,5 tỷ rúp (khoảng 500 triệu USD).

Vì sao Nga sa thải sếp Sukhoi, hợp nhất hãng chế tạo tiêm kích lừng danh này với MiG? ảnh 1

MiG-35

Phòng truyền thông báo chí của United Aircraft Corporation cho biết: “Việc củng cố năng lực nghiên cứu và sản xuất chính của ngành công nghiệp máy bay quân sự sẽ cho phép Nga triển khai hiệu quả hơn các chương trình hiện có và phát triển các dự án đầy hứa hẹn”.

“Nước Nga hiện đại đơn giản là không cần nhiều máy bay chiến đấu như thời Liên Xô. Vì vậy, một trong những lý do chính cho sự thống nhất là sự cần thiết phải giảm chi tiêu ngân sách cho hàng không quân sự và biến các dự án hiện tại thành những dự án hấp dẫn về mặt thương mại đối với thị trường nước ngoài”, ông Litovkin nói thêm.

Điều gì tiếp theo?

Mặc dù vậy, các chuyên gia Nga không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi mạnh mẽ nào đối với ngành sản xuất hàng không quân sự của đất nước.

“Công ty mới sẽ tập trung hoàn thiện các dự án hiện có (như máy bay không người lái 'Hunter', máy bay chiến đấu Su-57 và MiG-35 và máy bay ném bom chiến lược PAK DA) và tiếp tục nghiên cứu một máy bay đánh chặn mới để thay thế tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG -31. Mục tiêu ngày nay là tăng doanh thu và giới thiệu tới khách hàng nước ngoài những đề xuất hấp dẫn nhất trên thị trường hàng không quân sự. Họ sẽ tập trung vào Đông Nam Á và thị trường hàng không Mỹ Latinh”, Viktor Murahovsky, tổng biên tập tạp chí Homeland Arsenal, bình luận.

Như ông đã lưu ý, kết quả đầu tiên của việc sáp nhập sẽ được công khai vào tháng 7 này trong triển lãm hàng không MAKS-2021.

“Công ty đã tuyên bố kế hoạch giới thiệu chiếc máy bay điện đầu tiên của Nga tại triển lãm. Hãy cùng chờ xem điều gì sắp xảy ra”.

MỚI - NÓNG