Vì sao Hà Nội khó xử lý xe tự chế?

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trong các năm qua, thành phố Hà Nội đã có nhiều chỉ đạo “dẹp” xe ba bánh tự chế, nhưng không hiểu sao loại xe này vẫn nhan nhản trên đường, gây ra bao tai họa với người tham gia giao thông.
Vì sao Hà Nội khó xử lý xe tự chế? ảnh 1
Xe ba bánh dừng đỗ tràn lan cả hai bên đường tại Cầu Dậu – Vành đai 3

Hơn 1 tuần nay, liên ngành Công an - Giao thông Vận tải (GTVT) - Công an các quận huyện ở Hà Nội đang ra quân xử lý xe dừng đỗ, phân luồng hạn chế xe vào nội đô để phục vụ SEA Games 31, tất cả xe kinh doanh vận tải hoặc các điểm đỗ xe tự phát đều không được hoạt động, đón trả khách trái quy định.

Tuy nhiên, ghi nhận của PV Tiền Phong những ngày qua cho thấy đã gần 1 tuần tính từ khi xảy ra vụ xe ba bánh chở sắt xây dựng đâm thủng kính chắn gió xe buýt, tình trạng xe ba bánh tự chế vẫn hoạt động trên nhiều tuyến đường Hà Nội.

Trong sáng 15/5, tại đường Nguyễn Trãi - khu vực từng xảy ra vụ việc trên, xe ba bánh vẫn hoạt động nhộn nhịp. Tại khu vực như chợ Ngã Tư Sở, chợ Phùng Khoang, bến xe Hà Đông cũ… xe ba bánh dừng đỗ thành tốp 2 - 3 xe để giao nhận hàng hoặc dừng chờ khách.

Trên các tuyến đường Giải Phóng - Lê Duẩn, Đại Cồ Việt - Trần Khát Chân, Nguyễn Khoái- Trần Khánh Dư - Trần Quang Khải, Láng - Bưởi, Đê La Thành, Xuân Thủy - Cầu Giấy… xe ba bánh giờ nào cũng hoạt động.

Khó xử lý

Ông Bùi Danh Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, ngoài không có biển số, quản lý về chất lượng phương tiện, các xe ba bánh tự chế khi chở hàng, trong đó có các tấm tôn, sắt thép chất cao hơn cả đầu người, chiều dài vươn ra xa khỏi xe, khi lưu thông rất nguy hiểm cho người đi đường. Với các trường hợp luồn lách, đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, khi xung đột va chạm với phương tiện khác, lái xe sẽ mất kiểm soát, dẫn đến tai nạn xảy ra.

Vụ xe ba bánh chở sắt đâm thủng kính chắn gió xe buýt ngày 8/5 trên đường Nguyễn Trãi là xuất phát từ nguyên nhân này. Cách đây mấy năm cũng chính một xe kéo tự chế chở tôn đã làm thiệt mạng một học sinh sau va chạm xảy ra trên địa bàn quận Hoàng Mai”, ông Liên cho biết.

Về pháp lý ông Liên cho biết, theo Luật Giao thông đường bộ, xe cơ giới không có biển số bị cấm hoạt động trên đường, nếu CSGT, Công an làm nhiệm vụ khi phát hiện các loại xe này, trong đó có xe ba bánh phải tịch thu.

Sau vụ xe ba bánh tự chế đâm thủng kính xe buýt, tuần qua, Văn phòng UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản số 1370 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu Công an thành phố chủ trì, cùng với Sở GTVT chỉ đạo các đơn vị trực thuộc (CSGT, Thanh tra Giao thông, Công an quận huyện) tuần tra, kiểm tra, xử lý nghiêm xe ba bánh tự chế lưu thông trên đường sai quy định.

Lý giải vì sao xe ba bánh tự chế vẫn hoạt động trên các tuyến đường, Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an thành phố Hà Nội (PC08) cho biết, thời gian qua đội đã kiểm tra, xử lý thường xuyên rất nhiều trường hợp xe ba bánh. Nhiều xe chở hàng cồng kềnh đã bị CSGT Đội 7 xử lý.

Vụ xe ba bánh chở sắt đâm thủng kính xe buýt xảy ra ngày 8/5 là do khi đi từ phố Vũ Trọng Phụng ra, khi phát hiện CSGT đang làm nhiệm vụ tại khu vực nút Thanh Xuân lái xe ba bánh đã cho xe quay lại đi ngược chiều để tránh CSGT, dẫn đến tai nạn xảy ra.

Cho ý kiến về việc xe ba bánh hoạt động trên đường vẫn còn nhiều, thậm chí “lập bến” tại một số vị trí, ông Thắng cho rằng, cái khó trong xử lý xe ba bánh chở hàng là khi CSGT gặp chủ xe là thương binh thì gần như không xử lý được.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.