Vì sao Bộ GTVT ra công văn hỏa tốc gửi Thái Nguyên về BOT Thái Nguyên-Chợ Mới?

Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới
Dự án BOT Thái Nguyên - Chợ Mới
Bộ GTVT vừa có công văn hỏa tốc gửi UBND tỉnh Thái Nguyên liên quan đến quyết định thu phí tại dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới.

Công văn hỏa tốc do lãnh đạo Bộ GTVT ký gửi UBND tỉnh Thái Nguyên nêu, ngày 24/12/2019, Bộ GTVT có văn bản số 12239/BGTVT-TC gửi UBND tỉnh Thái Nguyên về việc thu phí tại trạm Km77+922,5 trên Quốc lộ 3. Bộ GTVT đã đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên thống nhất cho phép nhà đầu tư thu phí tại trạm Km 77+922,5, Quốc lộ 3 và có ý kiến về Bộ GTVT trước ngày 10/1/2020 trong trường hợp còn có vấn đề vướng mắc.

Tuy nhiên, quá hạn nêu trên, Bộ GTVT vẫn không nhân được phản hồi của UBND tỉnh Thái Nguyên. “Đến nay, Bộ GTVT chưa nhận được ý kiến phúc đáp của UBND tỉnh Thái Nguyên. Để có cơ sở cho phép Nhà đầu tư thu phí, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên sớm có ý kiến gửi về Bộ GTVT”.

Vì sao Bộ GTVT ra công văn hỏa tốc gửi Thái Nguyên về BOT Thái Nguyên-Chợ Mới? ảnh 1 Công văn hỏa tốc của Bộ GTVT

Tình trạng bộ và tỉnh giằng co trong xử lý những vấn đề liên quan đến BOT nói chung và dự án BOT Thái Nguyên – Chợ Mới gây ra nhiều hệ lụy đã được Tiền phong nhiều lần phản ánh.

Dự án đường Thái Nguyên- Chợ Mới (Bắc Kạn) được liên danh Cienco4 - Tuấn Lộc - Trường Lộc hoàn thành, đưa vào khai thác từ tháng 5/2017. Tuyến dài 65km, gồm hai hợp phần: Xây mới 40km quốc lộ (QL3) mới đoạn Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) theo tiêu chuẩn tiền cao tốc và nâng cấp, mở rộng QL3 đoạn Km75 - Km100 đảm bảo quy mô tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi. Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu 2.713 tỷ đồng. Theo hợp đồng BOT, để phương án tài chính đảm bảo khả thi, dự án được đặt hai trạm thu phí hoàn vốn. Một trạm đặt trên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Km 72+930) và một trạm đặt trên QL3 tại Km 77+922 (khu vực Bờ Đậu, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên). Hiện nay, việc thu phí mới chỉ được thực hiện tại tuyến đường Thái Nguyên- Chợ Mới (Bắc Kạn), chưa thu trên QL3 nên tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) đã đưa vào khai thác nhưng các phương tiện vẫn lưu thông chủ yếu trên QL3 (chiếm khoảng 85%) để tránh mất phí.

“Theo phương án tài chính, năm 2019, hai trạm BOT có thể thu được 600 triệu đồng/ngày, nhưng hiện tại, trạm Thái Nguyên - Chợ Mới mới thu được khoảng 60 triệu đồng/ngày. Nếu trạm QL3 được thu phí thì thêm khoảng 200 triệu đồng/ngày nữa, tức là khoản thu chỉ bằng gần 50% so với phương án tài chính, dẫn đến dự án bị phá sản”, ông Nguyễn Chí Thanh, Giám đốc Công ty BOT Thái Nguyên - Chợ Mới.

Trước những bất cập tại trạm thu phí QL3, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên, các bộ, cơ quan liên quan và nhà đầu tư khẩn trương thống nhất phương án miễn giảm phí để hoàn vốn cho dự án, tránh lãng phí và phát sinh tăng chi phí đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, nhà đầu tư, người dân. Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), thời gian qua, trên cơ sở thống nhất phương án giảm giá giữa UBND tỉnh Thái Nguyên và nhà đầu tư, Tổng cục ĐBVN đã báo cáo Bộ GTVT phương án miễn, giảm phí của dự án. Bộ GTVT đã chấp thuận phương án miễn giảm theo đề xuất của tỉnh Thái Nguyên. Theo phương án đã công bố, đây là dự án có mức và khu vực miễn/giảm phí vào loại lớn nhất trong các dự án BOT trên toàn quốc.

“Đến nay, Tổng cục ĐBVN đã trình Bộ GTVT dự thảo phụ lục hợp đồng dự án, cập nhật phương án tài chính, tính toán thời gian thu phí của dự án là 25 năm 3 tháng (tăng 9 năm 2 tháng so với hợp đồng đã ký là 16 năm 1 tháng). Trong đó, các cơ quan liên quan đã thống nhất phân vùng miễn giảm (gồm 101 phường, xã, thị trấn thuộc các huyện Phú Lương, Định Hóa, Đại Từ và TP Thái Nguyên) với mức giảm 50% - 70% - 100% tùy vị trí, loại phương tiện, loại hình vé (vé quý, vé tháng)”, ông Huyện cho hay.

Vì sao Bộ GTVT ra công văn hỏa tốc gửi Thái Nguyên về BOT Thái Nguyên-Chợ Mới? ảnh 2 BOT Thái Nguyên Chợ mới đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Bắc Kạn còn 2 giờ

Giữa tháng 8/2019, Bộ GTVT phối hợp với UBND tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên quan tổ chức cuộc họp về kế hoạch tuyên truyền và phương án triển khai thu phí tại trạm thu phí QL3. Tuy nhiên, tính đến thời điểm này, các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa chốt thời gian chính thức cho nhà đầu tư tiến hành thống kê, cấp thẻ miễn giảm để tiến hành thu phí. Thực tế này, khiến nhà đầu tư đứng trước nguy cơ vỡ nợ vì mỗi tháng phải trả gần 20 tỷ đồng.

Theo đại diện nhà đầu tư, trong khi chưa có doanh thu để hoàn vốn cho dự án, doanh nghiệp vẫn phải tổ chức các hoạt động khai thác, duy tu, bảo trì tuyến đường, trả lãi vay, nợ gốc, trả lương cho bộ máy quản lý, cho người lao động. Trong hơn một năm qua, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã phải vay mượn bằng nhiều nguồn kinh phí để trả lãi vay, trả nợ gốc cho ngân hàng.

Mới đây, trao đổi với PV Tiền Phong, lãnh đạo Vụ Đối tác công tư, Bộ GTVT cho hay, Bộ GTVT đã duyệt xong tài liệu tuyên truyền. Nếu địa phương tuyên truyền quyết liệt, doanh nghiệp làm sớm khâu cấp thẻ miễn giảm cho người dân, Bộ GTVT sẽ ra quyết định cho thu phí vào ngày 20/10. Tuy nhiên, hạn ra quyết định cho dự án thu phí đã trôi qua và chủ đầu tư lại tiếp tục… chờ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.