Vệ sinh nồi cơm điện đúng cách, có nên lau bằng nước rửa kính?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Việc thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng ngoài giúp cho nồi cơm điện luôn sạch sẽ, nấu cơm thơm ngon mà còn giúp cho sản phẩm có được tuổi thọ sử dụng cao hơn…

Cách vệ sinh nồi cơm nắp liền, nồi nắp rời

Nồi cơm điện nắp liền là sản phẩm rất phổ biến, không còn xa lạ trong căn bếp của mỗi gia đình bởi dễ sử dụng, giá cả phải chăng mà mẫu mã, kích cỡ, màu sắc rất đa dạng. Việc thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng ngoài giúp cho nồi cơm luôn sạch sẽ, nấu cơm thơm ngon mà còn giúp cho sản phẩm có được tuổi thọ sử dụng cao hơn…

Bước 1: Để vệ sinh nồi con, cần lấy hết cơm trong lòng nồi ra.

Bước 2: Dùng khăn sạch lau sơ qua nồi.

Bước 3: Dùng khăn mềm hoặc miếng bọt biển để chùi rửa bên trong nồi dưới vòi nước, tuy nhiên tránh lau quá mạnh tay làm hư hỏng nồi.

Lưu ý: Nếu sau khi rửa mà vần còn mùi, bạn có thể nhúng nồi vào nước sôi trong 30 phút sau đó lau lại bằng khăn sạch và để khô.

Bước 4: Để vệ sinh thân nồi, dùng giấy nhám mịn cọ rửa nhẹ những hạt cơm hoặc những vật tương tự còn dính trên mâm phát nhiệt (cảm biến nhiệt), sau đó lau sạch lại bằng khăn khô.

Bước 5: Dùng vải khô lau nhẹ nhàng thân và nắp nồi.

Lưu ý: không được dùng nước để cọ rửa hay nhúng ngập thân nồi trong nước vì dễ gây chạm điện và hư hỏng nồi.

Bước 6: Sau khi lau khô nồi bằng khăn sạch ta có thể sử dụng lại nồi để chế biến thực phẩm.

Cách vệ sinh nồi cơm điện nắp rời cũng tương tự như nồi cơm điện nắp liền,

Cách vệ sinh nồi cơm điện tử

Người dùng cần lưu ý chỉ lau chùi nồi cơm điện tử khi nồi đã rút phích cắm và nồi nguội hẳn trong khoảng 40 đến 60 phút để tránh xảy ra tạn nạn ngoài ý muốn như điện giật, bỏng tay…

Tránh làm xước lòng nồi bằng cách lau chùi nhẹ nhàng, khi dính cơm khô không nên cọ rửa nồi ngay mà nên đổ chút nước làm mền cơm để dễ dàng lau chùi hơn.

Khi rửa lòng nồi, vung nồi một cách bình thường và nhẹ nhàng bằng nước rửa chén, lưu ý cần để khô ráo tránh hoen rỉ và nấm mốc sản phẩm.

Cuối cùng cần vệ sinh kỹ sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo nấm mốc không thể phát triển, đảm bảo an toàn thực phẩm và cho ra một nồi cơm ngon dẻo, chất lượng.

Trên đây là những thông tin chia sẻ kinh nghiệm vệ sinh nồi cơm điện đúng cách để giúp người dùng có thể vừa giữ vệ sinh cho mỗi bữa ăn vừa đảm bảo tuổi thọ bền lâu cho sản phẩm này.

Vị trí không được rửa ở nồi cơm điện

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện.

Bạn có để ý rằng nồi cơm điện của gia đình bạn gần đây có dấu hiệu nấu cơm lâu hơn, tốn điện hơn, nấu không ngon, có cháy,... hoặc xuất hiện mùi khét lạ hay không? Chẳng phải vì bạn đã mua phải nồi cơm đểu mà đơn giản là chiếc nồi nhà bạn lâu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là không vệ sinh đúng cách!

Đừng nghĩ rằng cứ lau sạch phần bên ngoài, nắp nồi và ruột nồi là xong, ngoài ra bạn còn cần phải làm sạch phần đĩa cứng đệm giữa đáy nồi và ruột nồi - hay còn gọi là "mâm nhiệt" nữa.

Đây là bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò tạo nhiệt chính cho nồi để nấu chín cơm với cấu tạo tương tự bếp điện. Bộ phận này quyết định tuổi thọ của nồi, chất lượng cơm và lượng điện tiêu thụ... Tuy nhiên, nó lại rất dễ bẩn bởi hay bị dính cơm, bụi bẩn,... và ít được chú ý.

Để đảm bảo độ bền và tiêu tốn ít điện năng của nồi, bạn có thể vệ sinh mâm nhiệt theo những bước sau đây:

Bước 1:

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một chút giấm trắng, miếng xốp rửa bát và khăn ướt. Sau đó hãy tiến hành pha loãng giấm với nước.

Bước 2:

Lấy mặt cứng của miếng xốp rửa bát lau chùi cho sạch vết bẩn và bụi bặm bám ở mâm nhiệt, sau khi lau xong bạn có thể thấm giấm lên mâm nhiệt một lần nữa, giữ nguyên trong 10-15 phút.

Bước 3:

Tiếp đó, hãy dùng khăn ướt để lau sạch bẩn trên mâm nhiệt. Nếu vẫn còn bụi bẩn, bạn có thể lặp lại các bước trên thêm vài lần nữa.

Bước 4:

Cuối cùng, bạn hãy khăn khô lau thêm một lần nữa cho nước giấm hết hẳn. Vậy là mâm nhiệt nhà bạn sẽ sáng bóng, sạch sẽ, đảm bảo hoạt động vừa bền vừa tiết kiệm điện.

Ngoài việc vệ sinh mâm nhiệt, các bạn cũng nên ghi nhớ 1 số vấn đề sau khi dùng nồi cơm điện:

1. Phần nồi con của nồi cơm điện theo thời gian sẽ tích tụ một lớp bẩn xung quanh. Để vệ sinh, bạn hãy cho vào nồi 5,6 miếng chanh, thêm 8 phần nước rồi đậy nắp lại, bật chế độ nấu, chờ 30 phút rồi chuyển thành chế độ giữ ấm trong 2,3 giờ. Cuối cùng đổ nước bẩn đi, vậy là giờ bạn có thể dễ dàng chà lớp ố bẩn còn sót lại rồi đó.

2. Trong quá trình vệ sinh nồi cơm điện nhất định phải sử dụng một bàn chải mềm! Không được dùng bàn chải thép kẻo làm hư nồi, khiến khả năng chịu nhiệt không đồng đều, thức ăn nếu bám dính sẽ khó làm sạch!

3. Nếu dùng giấm để khử mùi thì nhớ kỹ là phải pha loãng giấm với nước mới dùng được.

4. Khi sử dụng nồi cơm điện xong hãy đảm bảo đã đổ hết nước trong nồi, lau sạch và giữ cho nồi cơm điện khô ráo, nếu không lâu dài sẽ bị nấm mốc!

5. Theo thời gian, không chỉ nồi mà nắm cũng bị nhuộm dầu mỡ và vết bẩn. Lúc này bạn chỉ cần bôi một ít kem đánh răng lên trên và sau đó lau bằng khăn giấy là có thể giữ được độ bóng loáng như mới.

6. Bạn không nên vo gạo trực tiếp trong nồi con vì dễ làm bong tróc lớp chống dính, thay vào đó bạn hãy vo gạo bên ngoài rồi đổ vào nồi. 

7. Nếu lỡ dùng nồi con của nồi cơm điện để vo gạo thì phải nhớ lau khô mặt ngoài và đáy của lòng nồi cơm trước khi đặt nồi vào nồi cơm điện. Việc này sẽ giúp bạn bảo vệ mâm nhiệt và rơ le không bị bụi bẩn, tránh dị vật rơi vào gây mùi khét.

8. Ngoài dùng để nấu cơm, nhiều người tận dụng nồi cơm điện để hấp bánh, nấu xôi, nấu cháo, nấu canh... Thực ra, bạn không nên sử dụng nồi cơm điện để nấu ăn quá nhiều, nhất là những món xào vì sẽ làm nồi dễ bị bong lớp chống dính, dễ bị hỏng.

Lưu ý:

Không được rửa thân nồi trực tiếp bằng nước.

Không được tự ý tháo ráp và thay đổi linh kiện của nồi khi làm vệ sinh.

Không nên chùi quá mạnh lòng nồi để tránh làm trầy lớp phủ chống dính.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...