Các đoàn võ thuật quốc tế dự Liên hoan lần này có thể kể đến Tổng hội phát triển võ thuật thế giới; Liên đoàn quốc tế Việt vũ đạo; Tổng đoàn thế giới Tinh võ đạo Việt Nam; Tổng đoàn thế giới Quán khí đạo; Liên đoàn Việt võ đạo quốc tế Sa Long Cương; Liên đoàn ASI Khiêm hồ, Thủy pháp Việt Nam…
Bên cạnh đó, Liên hoan lần này cũng xuất hiện thêm nhiều cái tên mới như: Lam Sơn võ đạo, Vovinam Hổ xanh Pháp, Liên đoàn võ thuật tại Pháp, Hiệp hội võ thuật tại Pháp, Liên đoàn Karate kết hợp các môn võ khác tại Pháp, Thần long thiên đại hổ, Võ khí đạo Việt Nam, Hắc hổ thiết quyền đạo, Hỏa long võ đạo, Võ kinh Vạn an phái…
Nhiều võ sư và võ sinh từ các nước Philippines, Áo, Nauy, Côngo, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản… lần đầu đến Bình Định, nhưng mang niềm háo hức được “tri diện, tri kiến” những thâm sâu của một nền tinh hoa võ thuật cổ truyền Việt Nam.
Dù mỗi người một màu da, ngôn ngữ nhưng tất cả đều trân trọng, dành tình cảm thiêng liêng với cội nguồn tinh hoa võ học của dân tộc Việt.
Hành hương về các “tổ đường” Các đoàn võ thuật mỗi lần đến Bình Định dự Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam đều có chung cảm giác đang hành hương về “tổ đường”. Trong thâm tâm của từng võ sư, người học võ Việt đã xem Từ đường nhà Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, huyện Tây Sơn) là tổ đường của môn phái mình. Thời Tây Sơn, hàng loạt những bài quyền nổi tiếng của võ cổ truyền Việt Nam đã ra đời như Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ, bài Song phượng kiếm của Bùi Thị Xuân, Lôi phong tuỳ hình kiếm của Trần Quang Diệu, Yến phi quyền của Nguyễn Huệ… Ở nơi được mệnh danh là “đất võ” này vẫn còn lưu giữ hình ảnh về những làng võ lừng lẫy một thời như Thuận Truyền, An Thái, An Nghi, Bình Nghi… cùng với những võ đường, môn phái có từ hàng trăm năm trước. Gấp rút giành trọn thời gian còn lại, thầy trò võ Việt ở Tây cùng hội tụ về lại các “tổ đường”, trước hết để giao lưu, học hỏi và đặc biệt là được trực tiếp cùng nhau trổ tài võ Việt trên đất tổ. |
Chùm ảnh Tiền Phong ghi lại nhưng pha đấu đẹp mắt diễn ra tại các võ đường nổ tiếng tại Bình Định: