Vấn đề quan trọng, cấp bách khi thực hiện chính quyền 2 cấp

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Bộ Nội vụ đề xuất chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng... Các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng. 

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã có dự thảo tờ trình dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) gửi Chính phủ, trong đó Bộ Nội vụ đã đề xuất phương án giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến việc chuyển đổi mô hình tổ chức quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Để bảo đảm cho hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra liên tục, thông suốt, không bị gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ, Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự thảo luật quy định 7 nội dung chuyển tiếp liên quan đến một số vấn đề quan trọng, cấp bách cần ưu tiên giải quyết.

Vấn đề quan trọng, cấp bách khi thực hiện chính quyền 2 cấp ảnh 1

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: QH.

Dự thảo quy định trong thời hạn 2 năm kể từ ngày Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực thi hành (từ ngày 1/7/2025), giao Chính phủ ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương.

Chủ trương này nhằm đảm bảo thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và định kỳ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Trường hợp liên quan đến luật, nghị quyết của Quốc hội thì báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Dự thảo cũng quy định chấm dứt việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị đang thực hiện tại TP. Hà Nội, TPHCM, TP. Đà Nẵng, TP. Hải Phòng...

Quy định thời hạn để các cơ quan của chính quyền địa phương cấp huyện phải bàn giao công việc, hồ sơ, tài liệu, tài chính, ngân sách, trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất khác có liên quan cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (15 ngày).

Cùng với đó, dự thảo nêu rõ về hiệu lực và thẩm quyền xử lý các văn bản của chính quyền địa phương cấp huyện (sau khi giải thể); quy định việc tiếp tục thực hiện các công trình, dự án đầu tư, các công việc, việc giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của chính quyền địa phương cấp huyện chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng phát sinh vấn đề cần giải quyết.

Đối với các văn bản của HĐND, UBND, chủ tịch UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố, thị xã, xã, phường, thị trấn… được ban hành trước ngày 1/7/2025, nếu chưa được cơ quan có thẩm quyền thay thế hoặc bãi bỏ thì vẫn được áp dụng.

Ngoài ra, lần sửa đổi này còn quy định việc giao cho UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thay đổi trình tự, thủ tục, thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp tỉnh và cấp cơ sở.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các quy định khác có liên quan nhằm bảo đảm hoạt động liên tục, bình thường của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mới khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Dự thảo luật sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 9, diễn ra vào đầu tháng 5 tới.

Không làm phát sinh bộ máy, biên chế

Theo Bộ trưởng Nội vụ, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương là nguồn nhân lực chủ yếu tổ chức thi hành Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, đội ngũ này sẽ tiếp tục được rà soát, đánh giá và kiện toàn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và khung năng lực theo quy định.

Do vậy, sau khi luật này được ban hành và có hiệu lực, không làm phát sinh tổ chức hành chính mới, không tăng biên chế, nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng yêu cầu của công tác triển khai thi hành Luật.

MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Cuốn sách tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Cuốn sách tuyển chọn các bài viết, bài phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

TPO - Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.
Gặp 6 người dân Làng Nủ

Gặp 6 người dân Làng Nủ

TPO - 6 người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) nhiều lứa tuổi đã chia sẻ những điều kinh hoàng họ đã trải qua trong cơn lũ quét do bão số 3 (Yagi) gây ra hồi tháng 9 năm ngoái, tại buổi ra mắt tập sách ảnh “Vươn lên thôn Làng Nủ” và triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á tại Đường sách TPHCM, ngày1/3.
Cuốn sách hé lộ hậu trường cuộc thi nhan sắc

Cuốn sách hé lộ hậu trường cuộc thi nhan sắc

TPO - 3 năm sau khi đăng quang, Hoa hậu Môi trường Thế giới 2023 Nguyễn Thanh Hà ra mắt cuốn sách đầu tay "Vương miện xanh". Dự án tâm huyết của Thanh Hà không chỉ hé lộ câu chuyện về hậu trường cuộc thi nhan sắc mà còn là hành trình bền bỉ với các hoạt động dành cho môi trường.
Nhìn từ vụ ồn ào thơ 3 câu của Mai Văn Phấn

Nhìn từ vụ ồn ào thơ 3 câu của Mai Văn Phấn

TPO - Giữa thời buổi phương tiện xem, nghe, nhìn cực thịnh mà thỉnh thoảng thơ vẫn tạo bão, lôi kéo sự quan tâm của dư luận. Có thời điểm người ta tranh luận không dứt quanh bài "Bắt nạt" của Nguyễn Thế Hoàng Linh. Vừa rồi, thơ 3 câu của Mai Văn Phấn lại được (hay bị?) người người chia sẻ và tự do bình luận.
Nhà khoa học mang tâm hồn thi sĩ

Nhà khoa học mang tâm hồn thi sĩ

TPO - Ở xứ ta nhiều người làm thơ, có những người làm toán học, khoa học làm thơ, nhưng một Giáo sư, Viện sĩ (GSVS) yêu thơ, làm thơ, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam có lẽ chỉ có GSVS Hoàng Quang Thuận, phải vậy chăng.