Tại Chỉ thị số 40 (sau đây gọi là CT40) có nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung là tập trung nguồn lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện hiệu quả TDCSXH. Theo đó, cần ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án TDCSXH và bảo đảm hoạt động ổn định, bền vững của NHCSXH.
Trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả TDCSXH. Hàng năm, UBND tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đều dành một phần ngân sách chuyển bổ sung qua NHCSXH để cho vay, đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng, nhất là các đối tượng thụ hưởng đặc thù gắn với các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trong từng giai đoạn.
Giải ngân vốn chính sách tại điểm giao dịch phường Quang trung, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá. |
Ghi nhận tại mô hình kinh tế của bà Trịnh Thị Phương, ở phường Phú Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cho thấy, nguồn vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện quan trọng để gia đình bà quyết tâm phát triển kinh tế. Năm 2022, sau khi tiếp cận nguồn vốn vay với số tiền 100 triệu đồng, gia đình bà Phương đầu tư mở rộng mô hình sản xuất đậu phụ và nuôi 7 con lợn nái sinh sản, hơn 50 con lợn thịt. Bà Phương cho biết, nếu không có nguồn vốn vay ưu đãi hỗ trợ thì việc phát triển kinh tế của gia đình sẽ rất khó khăn... Hiện mô hình kinh tế của gia đình không những bảo toàn được nguồn vốn mà luôn có lãi để tái đầu tư với tổng thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.
Lực lượng chức năng giám sát việc triển khai nguồn vốn tại mô hình phát triển kinh tế được ưu đãi vay vốn. |
Ông Mai Thế Trị, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng Ban đại diện NHCSXH thị xã Bỉm Sơn, chia sẻ: CT40 đã thực sự đi vào cuộc sống, tác động mạnh mẽ đến hoạt động của nguồn vốn TDCSXH trong suốt thời gian qua. Không chỉ là quy mô, chất lượng tín dụng trên địa bàn thị xã đều tăng mà hơn thế, đó là sự đoàn kết, huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc để làm động lực thúc đẩy nguồn vốn TDCSXH bao phủ diện rộng. Đến tháng 9/2023, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn thị xã đạt hơn 123 tỷ đồng, với 2.046 khách hàng đang vay vốn”.
Nhờ nguồn vốn ưu đãi, gia đình bà Phương ở thị xã Bỉm Sơn đã quyết tâm phát triển kinh tế. |
Theo cơ quan chức năng, việc triển khai và duy trì hoạt động thường xuyên 559 điểm giao dịch tại 559 xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh Thanh Hoá là một trong những mấu chốt quan trọng giúp phát huy hiệu quả tích cực trong hoạt động của NHCSXH. 98% hoạt động giao dịch của NHCSXH với người dân đã được thực hiện tại điểm giao dịch xã giúp người nghèo, đối tượng chính sách tiếp cận các chương trình ưu đãi của Chính phủ thuận lợi, tiết giảm chi phí. Bên cạnh đó, thông qua việc giao dịch tại xã nhằm tăng cường sự giám sát của chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trong thực thi TDCSXH. Qua đó, nguồn vốn tín dụng ưu đãi kịp thời đến đúng đối tượng để phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, đóng góp tích cực trong thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội.
Qua 9 năm triển khai CT400, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, phối hợp tạo điều kiện cho NHCSXH Thanh Hóa chuyển tải kịp thời, có hiệu quả các nguồn vốn tín dụng đến 100% đối tượng thụ hưởng. Đến hết tháng 9/2023, tổng dư nợ các chương trình TDCSXH trên địa bàn tỉnh Thanh đạt gần 13.100 tỷ đồng, tăng hơn 6.100 tỷ đồng so với cuối năm 2014. Doanh số cho vay từ khi thực hiện CT40 đến nay đạt gần 31.000 tỷ đồng, với hơn 859.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn.
Để tiếp tục triển khai CT 40 có hiệu quả, Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa có văn chỉ đạo các ngành, các địa phương, đơn vị trong tỉnh tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động TDCSXH trên địa bàn. Qua đó tiếp sức nâng cao hiệu quả hoạt động TDCSXH, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương.