Ung thư cổ tử cung vì lười khám phụ khoa

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Chị Phương (Đồng Nai) thấy đau lưng, đi tiểu bị đau, gần đây lại chảy máu âm đạo, đi khám phụ khoa được phát hiện bị ung thư cổ tử cung.

Chị Trần Thị Phương (Biên Hòa, Đồng Nai) thấy đau lưng, đi tiểu bị đau, gần đây lại chảy máu âm đạo, đi khám được phát hiện bị ung thư cổ tử cung. Chị rất ngạc nhiên vì mình luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Chị đã có 1 cháu, quan hệ vợ chồng nhiều năm nay không có triệu chứng gì... Chị nghĩ đây là bệnh không phổ biến nên rất ít đi khám phụ khoa.

Lời bàn: BS Lê Thị Kiều Dung - Bộ môn Sản, Trường ĐH Y dược TP HCM - cho biết ung thư cổ tử cung do HPV - một loại virus DNA gây u nhú ở người, chọn lọc ở da và niêm mạc mà không gây bệnh ở các mô khác như cơ, xương, nội tạng. HPV rất đề kháng với nhiệt, kể cả khi bị làm khô, do đó có thể lây qua những đường không phải tình dục như đồ lót, găng phẫu thuật, từ mẹ sang con...

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người trong độ tuổi sinh hoạt tình dục thì 80% có nguy cơ bị nhiễm chủng HPV gây ung thư. Hiện có khoảng 100 loại HPV nhưng chỉ có 4 loại là nguy hiểm nhất, người nhiễm HPV 6 và 11 sẽ bị loạn sản cổ tử cung, 90% gây bệnh mụn cóc, sùi mào gà của cơ quan sinh dục; nhiễm HPV 16, 18 gây bệnh nặng hơn, có thể gây ung thư xâm lấn.

Điều đặc biệt là virus HPV 6 và 11 rất nguy hại đối với cả nam giới có hệ thống miễn dịch suy giảm (người mắc tiểu đường, HIV, suy thận...). Khuyến cáo mới nhất hiện nay là phụ nữ sau 3 năm kể từ lần quan hệ tình dục đầu tiên (nhưng không trễ hơn 21 tuổi) nên đi làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung. Phụ nữ trên 30 tuổi thì 2 năm/lần, trên 30 tuổi nếu có 3 lần xét nghiệm liên tiếp bình thường thì có thể tầm soát 2 - 3 năm/lần.

Theo NLĐ
MỚI - NÓNG