Ứng dụng công nghệ thông tin tại Hà Nội: Không còn “địa bàn trắng”

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Hà Nội: Không còn “địa bàn trắng”
Trong khi Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước TP Hà Nội, Sở Kế hoạch & Đầu tư được xếp hạng tốt thì có không dưới 6 sở, ngành bị liệt vào hàng các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) yếu.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Hà Nội: Không còn “địa bàn trắng”

Trong khi Cục Hải quan, Kho bạc Nhà nước TP Hà Nội, Sở Kế hoạch & Đầu tư được xếp hạng tốt thì có không dưới 6 sở, ngành bị liệt vào hàng các đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) yếu.

Ứng dụng công nghệ thông tin tại Hà Nội: Không còn “địa bàn trắng” ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Bảng xếp hạng mức độ Ứng dụng CNTT năm 2010 - 2011 của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng "lượng hóa" tình hình ứng dụng tại các khối ban, văn phòng, quận, huyện trên toàn TP Hà Nội với nhiều kết quả bất ngờ.

Lộ diện những đơn vị ứng dụng yếu

Hai Bà Trưng là quận duy nhất bị xếp hạng yếu, trong khi tất cả các quận khác đều xếp từ hạng trung bình, khá trở lên. Theo bà Kim Lan Hương - Trưởng phòng Ứng dụng CNTT (Sở Thông tin và Truyền thông), thứ hạng này là kết quả của việc khảo sát thực tế và chấm điểm dựa trên 4 chỉ tiêu: chính sách ứng dụng và phát triển CNTT, hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và nguồn nhân lực dành cho CNTT ở các đơn vị.

Hai Bà Trưng là quận có hạ tầng CNTT rất yếu, môi trường chính sách dành cho lĩnh vực này chưa đầy đủ, hầu hết cán bộ công chức ở đây chưa sử dụng CNTT vào quá trình tác nghiệp, đáng nói hơn cả là đơn vị này hiện vẫn chưa có website riêng để cung cấp các dịch vụ công, thông tin cho người dân và doanh nghiệp… Những thiếu sót rõ rệt này là cơ sở để Sở Thông tin và Truyền thông đưa quận Hai Bà Trưng vào danh sách những đơn vị yếu kém về ứng dụng CNTT, bên cạnh các huyện: Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thạch Thất, Quốc Oai, Phú Xuyên, Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoài Đức, Ba Vì, Thanh Oai, Ứng Hòa, Thường Tín, Mê Linh, Mỹ Đức…

Lý giải về một số sở, ngành, quận, huyện như: Sở Tư pháp, Sở Giao thông Vận tải, quận Hoàn Kiếm… không có tên trong bảng xếp hạng, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, những đơn vị này đã không gửi báo cáo tình hình ứng dụng CNTT của mình về Sở, thậm chí có đơn vị còn tỏ thái độ bất hợp tác, không hưởng ứng việc chấm điểm, xếp hạng nên Sở không đưa vào bảng xếp hạng, nhưng vẫn đánh giá ở từng chỉ tiêu thành phần dựa trên kết quả khảo sát thực tế ở từng đơn vị, địa phương. Chẳng hạn, quận Hoàn Kiếm là đơn vị đứng đầu khối các quận ở cả ba chỉ tiêu là: hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng, và chính sách CNTT nhưng không hiểu vì lý do gì mà quận này không gửi báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông.

Không còn quận, huyện "trắng" CNTT

Bên cạnh bảng xếp hạng, Sở Thông tin và Truyền thông còn đưa ra những con số tổng kết chung về tình hình ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước trong 2 năm gần đây. Theo đó, 100% số đơn vị sử dụng thư điện tử; 72,5% số đơn vị sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 74,6% số đơn vị sử dụng phần mềm quản lý cán bộ công chức… Đây là những con số làm nức lòng những người làm công tác xây dựng và phát triển CNTT trong các cơ quan, ban, ngành của Nhà nước trên địa bàn Hà Nội.

Theo ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, trong 2 năm qua Thành phố đã cơ bản hoàn thành xây dựng hạ tầng chung, bao gồm: Trung tâm Dữ liệu "Trái tim nền hành chính điện tử" dự kiến khánh thành quý IV/2011; mạng WAN của thành phố đã kết nối tới 116 điểm, đã qui hoạch xong các địa chỉ IP và chuẩn bị kết nối xuống phường, xã và thị trấn; cổng giao tiếp điện tử được đổi mới toàn diện, hàng ngày có hàng chục nghìn người truy cập tìm kiếm thông tin…

Có thể nói, chỉ trong một thời gian ngắn, Hà Nội đã có bước nhảy vọt về CNTT từ tản mạn, thiếu đồng bộ, một nửa số quận, huyện "trắng" CNTT nay hệ thống kỹ thuật CNTT đã tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ ở các cấp sở, ngành, quận, huyện và thị xã, các phần mềm ứng dụng dùng chung bước đầu sử dụng có hiệu quả, tạo nền móng vững chắc cho giai đoạn xây dựng "cơ quan điện tử" và tiến tới "chính quyền điện tử" Thủ đô giai đoạn 2011 - 2015.

Theo Trang Anh
Kinh tế & Đô thị

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.