Thể hiện sự thông cảm: Thay vì cố gắng giải quyết tình hình bằng cách nói cho trẻ biết chúng sai ở chỗ nào, chỉ cần quan sát cảm xúc của trẻ và bắt chước lại đúng như vậy. Hãy cho con bạn có cơ hội để cảm thấy chúng được lắng nghe.
Làm trẻ xao lãng: “Con nhìn kìa, đằng kia có một chiếc xe cứu hỏa” hay “Con có thích đôi giày của chú ký không” sẽ khiến trẻ bị xao lãng khi trẻ tức giận.
Chiến thuật đánh đổi: Trẻ trên 3 tuổi thường cảm thấy phấn khởi khi người khác hiểu được rằng sự phát triển của trẻ cũng là một điều khó khăn. Vì vậy người lớn có thể áp dụng chiến thuật đánh đổi như “nếu con có thể thôi không tức giận thì mẹ hứa mẹ cũng sẽ không tức giận nữa” hoặc “nếu bây giờ con hết tức giận thì mẹ sẽ ngồi chơi thêm với con 15 phút, sau đó con tức giận cũng được”
Chơi trò chơi: Nếu trẻ có những trò chơi chúng rất thích như trốn tìm… thì lúc trẻ tức giận hãy dụ trẻ chơi ngay. Chơi trò chơi là một động cơ vô cùng lớn đối với trẻ và người thân chính là người trẻ thích chơi cùng.
Im lặng: Khi con trẻ càng tỏ ra ồn ào và thất vọng thì bạn hãy thử im lặng. Nên nhớ nếu bạn nói nhỏ thì trẻ cũng sẽ nói nhỏ theo và ngược lại. Vì vậy, tốt nhất nên im lặng và sau đó nói nhỏ cho trẻ nghe những điều chúng thích.
Hỏi trẻ về các lựa chọn: Nếu trẻ tức giận và thể hiện cả bằng ngôn ngữ thì hãy hỏi trẻ về 3 điều trẻ muốn làm đẻ giải quyết cơn tức giận. Một trong ba điều có thể là điều bạn đã không đồng ý nhưng một trong hai điều còn lại bạn sẽ chấp nhận được.
Dùng âm nhạc: Một số trẻ phản ứng rất tốt với âm nhạc. Vì vậy cha mẹ nên có một danh sách các bài hát yêu thích của trẻ. Trong cơn tức giận của trẻ hãy bật cho chúng nghe, không bật quá to để trẻ phải dịu giọng mới có thể nghe thấy
Khi trẻ tức giận, mẹ có thể lấy một cái gối ra ôm, vò hoặc thậm chí là đấm vào gối để trẻ có thể học cách thể hiện cơn tức giận ra ngoài mà không ảnh hưởng đến người khác.
Ôm trẻ: Chẳng phải bạn luôn dỗ trẻ nín khóc bằng cách ôm chúng khi còn nhỏ và trẻ thường giảm bớt căng thẳng khi được ôm. Hơn nữa việc ôm trẻ để dỗ dành cũng khiến cha mẹ cảm thấy được giải tỏa hơn.
Cơn tức giận không phải là tận thế của trái đất nên cũng có lúc kết thúc. Vì vậy, nếu vẫn có thể chịu đựng được, hãy để trẻ tự giải quyết cơn tức giận của mình. Chỉ cần không để trẻ hành động nguy hiểm là được. Khi cơn tức giận dịu lại nghĩa là trẻ đã biết kiềm chế cảm xúc của mình.