Tự lập sớm: “Luật chơi” sinh viên cần biết để lập nghiệp thành công

Tự lập sớm: “Luật chơi” sinh viên cần biết để lập nghiệp thành công
Thực tế cho thấy những bạn trẻ biết tự lập sớm thì sẽ dễ thành công khi lập nghiệp trong tương lai. Bàn về vấn đề này, chuyên viên tuyển dụng cấp cao của CareerLink.vn - chuyên trang hỗ trợ tuyển dụng nguồn nhân lực và tìm kiếm việc làm hàng đầu tại Việt Nam cho rằng: “Quãng thời gian sinh viên tuy không dài nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến thói quen và hành động sau này. Do đó, bạn trẻ nào biết cách tự lập sớm ngay từ năm nhất đại học sẽ trang bị cho bản thân hành trang quý báu trên con đường tiến thân về sau”.

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 6 bài học kinh nghiệm quan trọng hữu ích thu nhận được nếu các bạn quyết chí tự lập sớm ngay khi còn là sinh viên.

Tham khảo thông tin việc làm tại https://www.careerlink.vn/

1. Tự xây dựng thời khóa biểu khoa học cho tương lai

Môi trường đại học mới mẻ sẽ khiến bạn phải đối mặt không chỉ vấn đề về trường lớp, mà còn với các mối quan hệ xã hội, công việc làm thêm. Nhưng với cuộc sống sinh viên tự lập, thì bạn phải tự chủ hầu hết mọi quyết định. Từ đó, bạn buộc phải học cách sắp xếp, xây dựng thời khóa biểu hợp lý để cân bằng cuộc sống.

Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn khi chính thức bước vào con đường lập nghiệp. Bởi vì bạn sẽ biết cách phân bổ thời gian hợp lý để giải quyết công việc, nhưng vẫn còn đủ khoảng trống để theo đuổi đam mê, trao dồi chuyên môn, cũng như tham gia các hoạt động khác.

2. Hình thành một lối sống điều độ duy trì sức khỏe

Việc bạn tạo ra các thói quen tốt là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng nhiều đến tính cách và hành động làm việc sau này. Nhưng nếu sinh viên tiêu tốn nhiều thời gian vào các hoạt động vui chơi vô bổ, hoặc “tiêm nhiễm” thói quen xấu như thức khuya, thì điều này sẽ khiến bạn hay rơi vào tình trạng uể oải, thiếu tinh thần học tập nên dẫn đến kết quả kém.

Việc có một thói quen “sạch” với các bài tập thể dục, ngủ đúng giờ, ăn đúng giấc sẽ giúp bạn có thể trạng khỏe mạnh, trí óc minh mẫn. Nhờ vậy bạn sẽ luôn sẵn sàng chiến đấu với “núi việc” cũng như không ngại bất kì thách thức nào.

3. Biết nói “không” một cách quyết đoán và khéo léo

Cuộc sống sinh viên thì rất tự do nên dễ cuốn vào những trò tiêu khiển thiếu lành mạnh, đặc biệt là dễ sa ngã bởi lời mời gọi làm các công việc gắn mác “việc nhẹ lương cao” và không minh bạch. Do đó những ai biết cách tìm hiểu thông tin, lựa chọn chắt lọc và nói “không” với những điều xấu, thì họ sẽ có nhiều thời gian để chăm chú học tập, làm việc, phát triển bản thân.

Chắc chắn việc tập nói “không” đúng lúc sẽ giúp cho bạn hình thành tính độc lập, quyết đoán trong công việc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ biết nhiều cách khác nhau để từ chối khéo léo các cuộc vui không cần thiết của bạn bè.

4. Trui rèn khả năng giao tiếp và mở rộng mạng lưới quan hệ

Việc tự lập đồng nghĩa là bạn buộc phải “tự thân vận động” trong mọi việc. Vì vậy, ngay từ trên ghế nhà trường thì các bạn trẻ nên tham gia các hoạt động đoàn - hội, văn nghệ - thể thao nhằm rèn luyện khả năng giao tiếp và mở rộng mạng lưới quan hệ với bạn bè, thầy cô.

Chính các mối quan hệ khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ, tư vấn khi gặp trục trặc trong công việc tương lai. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp bạn dễ kết nối với đồng nghiệp trong nhóm và nâng cao hiệu quả công việc để đạt thành tích tốt nhất.

5. Cân đối chi tiêu cá nhân hợp lý

Không phải bạn sinh viên nào cũng có hậu thuẫn tốt từ gia đình, do đó để có một cuộc sống tự lập ổn định thì bạn phải học cách cân đối chi tiêu cá nhân. Bởi vì dù có đi làm thêm thì tiền thu được cũng không cho bạn cuộc sống hoàn toàn thoải mái. Thêm nữa, bạn còn phải tự phòng một quỹ tiết kiệm nhằm đối phó với các trường hợp “khẩn cấp”.

Về sau bài học chi tiêu hợp lý từ khi còn sinh viên sẽ giúp bạn gắng gượng qua giai đoạn “mới ra trường” eo hẹp. Bởi vì bạn có thể phải đối diện với tình trạng thất nghiệp tạm thời ngay khi tốt nghiệp, hoặc nếu có thì đồng lương ban đầu sẽ không cao.   

6. Học cách chấp nhận và đương đầu với khó khăn

Việc đối diện với một thực tế không còn “màu hồng” nữa sẽ khiến nhiều bạn bị sốc. Có thể trong khoảng thời gian đầu thì bạn cảm thấy khó thích nghi với khó khăn dẫn đến kết quả học tập chưa như ý muốn, hoặc tâm trạng sa sút.

Tuy nhiên, việc rời xa “vùng an toàn” gia đình là chuyện bắt buộc trước sau. Do đó khi bạn đã dần làm quen với việc chấp nhận, đương đầu với thử thách, thì nó sẽ trở thành một bước đệm quan trọng cho cuộc sống về sau. Bởi vì những bài học kinh nghiệm quý báu suốt quãng thời gian sinh viên sẽ giúp bạn tránh khỏi bỡ ngỡ với nhiều kiểu áp lực trong tương lai. 

MỚI - NÓNG