Truyền thông các nước đã đưa tin đậm nét về Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (LHQ) Vesak 2019, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).
Đây là lần thứ 3 Việt Nam vinh dự đăng cai sự kiện quan trọng này. Chủ đề của Đại lễ năm nay là “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”.
Tân Hoa Xã đã đưa đậm nét về lễ khai mạc Vesak 2019, diễn ra ngày 11/5. Bài viết nhấn mạnh với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, Vesak 2019 nhằm mục đích đóng góp vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ.
Chương trình của Đại lễ Phật đản năm nay bao gồm lễ khai mạc, bế mạc, cùng nhiều hội thảo quốc tế. Các đại biểu trao đổi các vấn đề, trong đó có cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững, sự lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững; đặc biệt là các vấn đề Phật giáo trong đời sống như cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo, cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Tân Hoa Xã đã đưa đậm nét về lễ khai mạc Vesak 2019, diễn ra ngày 11/5. Bài viết nhấn mạnh với chủ đề “Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững”, Vesak 2019 nhằm mục đích đóng góp vào việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững của LHQ.
Chương trình của Đại lễ Phật đản năm nay bao gồm lễ khai mạc, bế mạc, cùng nhiều hội thảo quốc tế. Các đại biểu trao đổi các vấn đề, trong đó có cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững, sự lãnh đạo có chính niệm vì hòa bình bền vững; đặc biệt là các vấn đề Phật giáo trong đời sống như cách tiếp cận của Phật giáo về gia đình hòa hợp, chăm sóc sức khỏe và xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục đạo đức toàn cầu, cách mạng công nghiệp 4.0 và Phật giáo, cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm và phát triển bền vững.
Qua đó, cộng đồng Phật giáo thế giới đưa ra những giải pháp căn bản nhất, xuất phát từ chính tâm con người để thực hiện thành công mục tiêu chương trình nghị sự phát triển bền vững toàn cầu mà Liên hợp quốc hướng tới.
Trong ngày 12/5, hãng thông tấn Prensa Latina của Cuba đã có bài viết về Vesak 2019, nhấn mạnh lãnh đạo nhiều nước, đại diện của các tổ chức quốc tế, lãnh đạo tôn giáo của nhiều nước đã nêu bật sự đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển nhân loại và sự hòa hợp toàn cầu.
Bài viết nhấn mạnh Vesak 2019 diễn ra tại Việt Nam đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước như Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli, Tổng thống Myanmar Win Myint, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu và Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan Tashi Dorji; cùng 1.650 đại biểu thuộc hơn 570 đoàn khách quốc tế đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 20.000 tăng ni, Phật tử và nhân dân trong nước.
Đại diện của LHQ gồm Phó Tổng Thư ký LHQ kiêm Thư ký Ủy ban Kinh tế - Xã hội LHQ Armida Salsiah Alisjahbana, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) Audrey Azoulay, và Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ - Hòa thượng Pra Brahmapundit.
Prensa Latina còn nêu rõ đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai Vesak, sau hai lần tổ chức thành công vào các năm 2008 và 2014.
Trong ngày 12/5, hãng thông tấn Prensa Latina của Cuba đã có bài viết về Vesak 2019, nhấn mạnh lãnh đạo nhiều nước, đại diện của các tổ chức quốc tế, lãnh đạo tôn giáo của nhiều nước đã nêu bật sự đóng góp của Phật giáo đối với sự phát triển nhân loại và sự hòa hợp toàn cầu.
Bài viết nhấn mạnh Vesak 2019 diễn ra tại Việt Nam đã thu hút sự tham gia của lãnh đạo nhiều nước như Thủ tướng Nepal Khadga Prasad Sharma Oli, Tổng thống Myanmar Win Myint, Phó Tổng thống Ấn Độ, Chủ tịch Thượng viện Ấn Độ Venkaiah Naidu và Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan Tashi Dorji; cùng 1.650 đại biểu thuộc hơn 570 đoàn khách quốc tế đến từ 112 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 20.000 tăng ni, Phật tử và nhân dân trong nước.
Đại diện của LHQ gồm Phó Tổng Thư ký LHQ kiêm Thư ký Ủy ban Kinh tế - Xã hội LHQ Armida Salsiah Alisjahbana, Tổng Giám đốc Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của LHQ (UNESCO) Audrey Azoulay, và Chủ tịch sáng lập Ủy ban Tổ chức quốc tế Đại lễ Vesak LHQ - Hòa thượng Pra Brahmapundit.
Prensa Latina còn nêu rõ đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai Vesak, sau hai lần tổ chức thành công vào các năm 2008 và 2014.
Theo Theo TTXVN