Trường Đại học Y Hà Nội tăng học phí

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trường Đại học Y Hà Nội vừa thông qua mức thu học phí mới cho năm học 2022 - 2023.  Theo đó, mức học phí của một số chuyên ngành đào tạo trình độ Đại học ghi nhận tăng 70%.

Theo đó, đối với đào tạo đại học (ĐH) chính quy, học phí ngành Y khoa và Răng - Hàm - Mặt, Y học cổ truyền, Y học cổ truyền có mức học phí cao nhất trong các ngành đào tạo của trường ĐH Y Hà Nội là 2.450.000đ/tháng/sinh viên. Các ngành còn lại, học phí là 1.850.000đ/tháng/sinh viên.

Trường Đại học Y Hà Nội tăng học phí ảnh 1

So với năm học 2021 - 2022, học phí năm học này của trường ĐH Y Hà Nội tăng từ gần 30% đến 71%. Nhóm y dược (Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng) và Răng - Hàm - Mặt tăng cao nhất từ 1.430.000đ/tháng/sinh viên lên 2.450.000đ/tháng/sinh viên. Trong khi đó, mức tăng của chương trình Điều dưỡng tiên tiến lại không đáng kể, từ 3.146.000đ/tháng/sinh viên lên 3.700.000đ/tháng/sinh viên.

Hệ cử nhân vừa học vừa làm cũng có mức điều chỉnh khá thấp. Đối với đào tạo trong giờ hành chính tăng từ 2.750.000đ/tháng/sinh viên lên 2.775.000đ/tháng/sinh viên; ngoài giờ hành chính tăng từ 3.465.000đ/tháng/sinh viên lên 3.500.000đ/tháng/sinh viên.

Như vậy, bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, trường ĐH Y Hà Nội sẽ tăng học phí theo lộ trình được quy định tại Nghị định mới của Chính phủ (Nghị định 84, ban hành năm 2021 về cơ chế thu và quản lý học phí... thay thế Nghị định 86). Mức tăng học phí này đối với trường ĐH Y Hà Nội vẫn đang được áp dụng với trường chưa tự chủ. Nếu trường được tự chủ, mức học phí sẽ tăng ít nhất gấp đôi so với mức học phí này.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.