Trung Quốc sắp vận hành giàn khoan dầu khí 100.000 tấn ở Biển Đông

0:00 / 0:00
0:00
Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan “Biển sâu số 1” 100.000 tấn ra Biển Đông vào cuối tháng 6. Ảnh: CFP
Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan “Biển sâu số 1” 100.000 tấn ra Biển Đông vào cuối tháng 6. Ảnh: CFP
TPO - Giàn khoan dầu khí biển sâu dạng nửa chìm nửa nổi 100.000 tấn đầu tiên trên thế giới sẽ chính thức hoạt động ở tây nam đảo Hải Nam trên Biển Đông từ cuối tháng 6 này, báo Trung Quốc Global Times đưa tin.

Giàn khoan “Biển sâu số 1” 100.000 tấn do Trung Quốc tự phát triển, thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC). Trung Quốc sẽ dùng giàn khoan nửa chìm nửa nổi lớn nhất thế giới này để khai thác mỏ khí “Biển sâu số 1” được phát hiện vào tháng 8/2014 ở khu vực Lăng Thủy ở đông nam đảo Hải Nam, ở độ sâu tối đa 1.500 m. Đây là mỏ dầu khí lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát hiện thông qua hoạt động thăm dò biển sâu.

Khu vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao gồm hai đặc khu Hong Kong, Macao và 9 thành phố của tỉnh Quảng Đông (Quảng Châu, Thâm Quyến, Chu Hải, Phật Sơn, Huệ Châu, Đông Quản, Trung Sơn, Giang Môn, Triệu Khánh) với tổng diện tích 56.000 km2.

Giàn khoan “Biển sâu số 1” sẽ khai thác hơn 3 tỷ m3 khí tự nhiên mỗi năm. CNOOC chính thức bắt đầu việc xây dựng kỹ thuật phục vụ khai thác mỏ khí “Biển sâu số 1” vào năm 2018. Việc xây dựng này có độ khó khăn, phức tạp chưa từng có trong lĩnh vực phát triển dầu khí ngoài khơi của Trung Quốc, phải áp dụng 3 sáng kiến tầm cỡ thế giới và 13 công nghệ mới do Trung Quốc tự phát triển, giám đốc dự án You Xuegang nói.

Mỏ khí “Biển sâu số 1” có thể đáp ứng 1/4 nhu cầu khí gas của khu vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao thông qua đường ống dẫn ngầm quanh đảo Hải Nam. Mỏ khí sẽ trở thành trung tâm cung ứng năng lượng mới ở Biển Đông, Global Times viết.

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc công bố “Cương yếu quy hoạch phát triển Khu Vịnh lớn Quảng Đông - Hong Kong - Macao” nằm trong nỗ lực kết nối với sáng kiến “Vành đai - Con đường”. Theo đó, Hong Kong sẽ tập trung vào tài chính quốc tế, vận tải và thương mại, trở thành trung tâm kinh doanh đồng nhân dân tệ ở nước ngoài, là nền tảng tài chính và đầu tư cho Sáng kiến “Vành đai - Con đường”; Macao sẽ trở thành thành phố du lịch quốc tế và là nơi giao thương (trung tâm thanh toán đồng nhân dân tệ) với các nước nói tiếng Bồ Đào Nha; Quảng Châu trở thành trung tâm thương mại và công nghiệp quốc tế, trung tâm vận tải tích hợp, trung tâm thương mại khu vực…

Giàn khoan lớn nhất do Trung Quốc tự thiết kế sẽ hoạt động từ cuối năm

Giàn khoan trung tâm Lục Phong 14-4, giàn khoan dầu khí ngoài khơi “made in China” lớn nhất của Trung Quốc sẽ được đưa vào hoạt động vào cuối năm 2021, Global Times dẫn tuyên bố của CNOOC. Giàn khoan này sẽ cung cấp nguồn dầu khí ổn định cho Khu vịnh lớn Quảng Đông-Hong Kong-Macao.

Giàn khoan Lục Phong 14-4 nằm ở Biển Đông, cách Hong Kong khoảng 200 km về phía đông nam, có trọng lượng tương đương 3 tháp Eiffel. Việc lắp đặt giàn khoan gặp nhiều khó khăn vì phải kết nối giữa phần phía trên nặng 15.000 tấn và các đường ống phía dưới, sử dụng các kỹ thuật kết nối nổi tận dụng sức mạnh của sóng biển.

Giàn khoan Lục Phong 14-4 sẽ được sử dụng để khai thác hai mỏ dầu Lục Phong 14-4 và 14-8 thuộc nhóm mỏ dầu Lục Phong. CNOOC phát hiện dầu tại mỏ Lục Phong 14-4 vào cuối năm 2014, theo The Maritime Executive.

CNOOC nói rằng, sản lượng dầu khí ngoài khơi nội địa của hãng đã vượt mức 65 triệu tấn năm 2020 và cam kết đẩy mạnh khai thác dầu khí trong kế hoạch 5 năm lần thứ 14 giai đoạn 2021-2025 của Trung Quốc.

Hồi tháng 12/2020, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump coi CNOOC là doanh nghiệp do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, cấm các tổ chức, cá nhân của Mỹ đầu tư vào CNOOC.

Ngày 26/2/2020, Sở Giao dịch chứng khoán New York (NYSE) bắt đầu quá trình hủy niêm yết đối với CNOOC. Đợt giao dịch cổ phiếu cuối cùng của CNOOC trên sàn chứng khoán New York diễn ra ngày 8/3/2020.

CNOOC, hãng dầu khí lớn thứ 3 của Trung Quốc, là nhà khai thác biển sâu chính của nước này, nằm trong số 4 công ty bị Mỹ coi là do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát, Reuters đưa tin cuối năm 2020. Các hoạt động của CNOOC ở Biển Đông nhiều lúc gây tranh cãi, bị phản đối kịch liệt vì Trung Quốc vin vào yêu sách “đường lưỡi bò”, có lúc kéo tàu thăm dò, thậm chí giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của một số nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Bloomberg đưa tin. CNOOC là chủ sở hữu giàn khoan Hải Dương 981.

MỚI - NÓNG
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.