Trung Quốc ra mắt ban lãnh đạo 'Tam Sa' bất chấp dư luận

Trung Quốc ra mắt ban lãnh đạo 'Tam Sa' bất chấp dư luận
Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 23-7 Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Trung Quốc ra mắt ban lãnh đạo 'Tam Sa' bất chấp dư luận

> Trung Quốc tiếp tục leo thang bầu 'chủ tịch Tam Sa'

Bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, ngày 23-7 Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Trại giam phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm
Trại giam phi pháp của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm . Ảnh: Hoàn Cầu

Đây là bước đi mới nhất trong một loạt các hoạt động thời gian qua của phía Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Theo mạng Tin tức Trung Quốc, hội nghị trên sau một ngày làm việc đã bầu một nhân vật tên là Phù Giang, 56 tuổi, Phó Tham mưu trưởng Quân khu tỉnh Hải Nam, làm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân đầu tiên và ông Tiêu Kiệt làm thị trưởng đầu tiên của “thành phố Tam Sa.”


Các nhân vật khác là Trương Canh, Trương Quân và Phùng Văn Hải cũng đã được bầu vào chức phó thị trưởng của thành phố này.


Hai vị trí Chánh án Tòa án Nhân dân và Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân “thành phố Tam Sa” lần lượt giao cho La Nghị Cương và Trần Á Xuân đảm nhiệm.

Chủ tịch “thành phố Tam Sa” Tiêu Kiệt, người Hán, sinh tháng 10/1960, quê gốc tại Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông. Người này hiện là Tỉnh ủy viên khóa V, Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Hải Nam.

Trước đó, các cơ quan truyền thông Trung Quốc cho biết cử tri thuộc 15 khu vực bầu cử tại các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam) đã đi bỏ phiếu bầu ra 45 đại biểu Hội đồng Nhân dân Khóa I của cái gọi là "Thành phố Tam Sa" do Chính phủ Trung Quốc thành lập trái phép.

Giới chức quân sự Trung Quốc cũng đã phê chuẩn việc thành lập và triển khai một đơn vị đồn trú tại cái gọi là "thành phố Tam Sa."


Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ những bằng chứng lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Mới đây nhất, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp của phía Trung Quốc khi thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa," làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Theo Vietnam+

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.