Trung Quốc muốn hàn gắn với láng giềng để phá thế bao vây?

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trung Quốc vừa nối lại hoạt động trao đổi quân sự với nước ngoài sau hơn 1 năm gián đoạn vì COVID-19.
Trung Quốc muốn hàn gắn với láng giềng để phá thế bao vây? ảnh 1

Tàu bệnh viện Peace Ark của Hải quân Trung Quốc thăm Indonesia. (Ảnh: Xinhua)

Để đánh dấu việc nối lại hoạt động trao đổi quân sự, Hải quân Trung Quốc đầu tháng này điều tàu bệnh viện Peace Ark đến Indonesia để triển khai đợt hoạt động nhân đạo kéo dài 1 tuần.

Hải quân Trung Quốc sẽ sớm điều một tàu chiến đấu đến Bangladesh. Các nhà phân tích cho rằng đây là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với các láng giềng châu Á, một trụ cột trong chủ trương “tham gia chủ động về ngoại giao” mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.

Quân đội Trung Quốc sẽ cử một đoàn do một trong những tàu khu trục hiện đại nhất của nước này dẫn đầu đến dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố Chủ tịch Sheikh Mujibur Rahman - nhà lập quốc của Bangladesh. Các quan chức Trung Quốc cũng sẽ dự lễ kỷ niệm 50 năm quốc khánh Bangladesh, thông cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Gặp người đồng cấp Indonesia và Singapore tại tỉnh Thiểm Tây ngày 18/11, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa cho biết quân đội Trung Quốc sẽ nối lại các chương trình huấn luyện và đào tạo chung với 2 quốc gia thành viên ASEAN.

Trong bài phát biểu trước các bộ trưởng quốc phòng ASEAN nhân dịp diễn ra loạt hội nghị của ASEAN ở Campuchia vừa qua, ông Ngụy nhắc lại lời hứa của Trung Quốc về việc hợp tác với các nước để xây dựng “hàng rào an ninh khu vực vững mạnh”, Xinhua đưa tin.

Alfred Wu, phó giáo sư tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc ĐHQG Singapore, đánh giá rằng Bắc Kinh đang muốn cải thiện quan hệ với các nước ASEAN.

“Bắc Kinh nhận ra rằng chỉ có quan hệ đối tác tốt với các thành viên ASEAN mới giúp họ phá thế bao vây của Mỹ”, ông Wu nói với báo SCMP.

Zhou Chenming, nhà nghiên cứu công tác tại viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật quân sự Yuan Wang, nói rằng trong kỳ đại hội Đảng lần thứ XX vừa qua, ông Tập chỉ đạo các quan chức phải giảm căng thẳng với các nước ASEAN, kể cả Nhật Bản, sau giai đoạn quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực căng thẳng vì tranh chấp trên Biển Đông và Hoa Đông.

Đầu tháng này, Hải quân Trung Quốc cử một đoàn đến Yokohama để dự Hội nghị chuyên đề hải quân Tây Thái Bình Dương lần thứ 18 do Nhật Bản chủ trì.

Sự kiện này có sự tham dự của các thành viên thuộc Đối thoại an ninh Bộ tứ, một tập hợp an ninh không chính thức của Mỹ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản mà Trung Quốc luôn chỉ trích.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 24/11, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm cho biết, đoàn Trung Quốc “đã giới thiệu những thành tựu chính” trong thập kỷ qua, bao gồm triển khai các sáng kiến an ninh toàn cầu và duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Ngô cho biết quân đội Trung Quốc đã mời các lực lượng nước ngoài tham gia hội nghị hải quân thường niên ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, trong năm tới, khẳng định hải quân Trung Quốc “sẽ tiếp tục làm sâu sắc hợp tác, trao đổi, và tin cậy lẫn nhau với hải quân trên khắp thế giới”.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.