Trung Quốc đua với NASA để phát triển mạng vệ tinh laser toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
Vệ tinh cuối cùng trong hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu được phóng lên từ năm 2020. (Ảnh: CCTV)
Vệ tinh cuối cùng trong hệ thống vệ tinh Bắc Đẩu được phóng lên từ năm 2020. (Ảnh: CCTV)
TPO - Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm liên lạc tốc độ cao mang tính tiên phong sử dụng công nghệ laser giữa các vệ tinh với hệ thống định vị Bắc Đẩu và các trạm trên mặt đất, thay vì dùng tín hiệu radio như bình thường.

Phương pháp này có thể cho phép một vệ tinh bắn chùm dữ liệu xuống mặt đất với dung lượng nhiều gigabibyte/giây, thay vì tính bằng kilobyte như hiện nay, các nhà nghiên cứu tham gia dự án cho biết. Khả năng liên lạc siêu nhanh của hệ thống Bắc Đẩu trong thử nghiệm vẫn được giữ bí mật.

Trung Quốc và Mỹ đang tham gia cuộc đua quyết liệt để thiết lập mạng viễn thông laser trên không gian. Hôm 28/11 vừa qua, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, sau 2 năm trì hoãn, cơ quan này trong tháng sau sẽ phóng một vệ tinh lên thử nghiệm phương pháp truyền dữ liệu qua chùm laser với tốc độ 2,8 GB/giây.

Các vệ tinh Bắc Đẩu kết nối với người dùng trên mặt đất qua tín hiệu radio, chỉ có thể truyền tin ngắn vì băng thông hạn chế. Với sự hỗ trợ của laser, mạng này có thể truyền dữ liệu với tốc độ nhanh hơn hàng triệu lần tới bất kỳ địa điểm nào vào bất kỳ thời gian nào.

Liên lạc bằng laser cung cấp băng thông rộng hơn nhiều, ít bị chặn để nghe lén hoặc bị cản trở nếu xảy ra chiến tranh điện tử.

Bắc Đẩu là mạng định vị vệ tinh toàn cầu lớn nhất hiện nay, với số lượng vệ tinh trên quỹ đạo lớn hơn cả GPS. Nó cung cấp các dịch vụ liên lạc và định vị, có thể dùng vào nhiều ứng dụng dân sự và quân sự.

Theo SCMP
MỚI - NÓNG