Trung Quốc cho phép chống khủng bố ở nước ngoài

Cảnh sát vũ trang của Trung Quốc được điều tới Salitun ở Bắc Kinh sau cảnh báo về mối đe dọa nhằm vào người phương Tây ở khu vực này dịp Giáng sinh. (Ảnh: AFP)
Cảnh sát vũ trang của Trung Quốc được điều tới Salitun ở Bắc Kinh sau cảnh báo về mối đe dọa nhằm vào người phương Tây ở khu vực này dịp Giáng sinh. (Ảnh: AFP)
Đạo luật chống khủng bố đầu tiên của Trung Quốc cho phép quân đội nước này tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở nước ngoài, miễn là được Quân ủy Trung ương và nước sở tại nhất trí.

Trang Thời báo Hoa Nam buổi sáng đưa tin, hôm qua 27/12, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã chính thức thông qua đạo luật đầu tiên về chống khủng bố. Đạo luật này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.

Theo đó, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc được phép thực hiện sứ mệnh chống khủng bố ở nước ngoài nếu được Quân ủy Trung ương Trung Quốc chấp thuận. Ngoài ra, lực lượng công an và an ninh quốc gia Trung Quốc cũng có thể phái người ra nước ngoài tham gia các sứ mệnh chống khủng bố nếu được sự chấp thuận của Quốc vụ viện cũng như các nước sở tại.

Đạo luật mới cũng yêu cầu các hãng công nghệ hoạt động tại Trung Quốc phải giao nộp thông tin nhạy cảm của người dùng khi được chính quyền sở tại yêu cầu. Điều khoản này đã gây không ít tranh cãi.

Hồi tháng 3, trong cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bàn về dự luật chống khủng bố của Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ quan ngại về điều khoản nói trên. Mỹ cho rằng, điều khoản trên sẽ đe dọa quyền tự do ngôn luận và quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc hôm qua khẳng định yêu cầu này là cần thiết và rằng Bắc Kinh đã có sẵn phương án để bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp.

Đây được coi là đạo luật đầu tiên về chống khủng bố của Trung Quốc mặc dù các điều khoản về chống khủng bố trước đó đã được bao hàm trong Luật hình sự, Luật ứng phó khẩn cấp… Giới chuyên gia cho rằng, đạo luật mới sẽ đưa ra nền tảng pháp lý rõ ràng hơn về thẩm quyền cho các tổ chức, cơ quan của Trung Quốc trong hoạt động chống khủng bố cả ở trong nước và quốc tế.

Đạo luật ra đời trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với mối đe dọa khủng bố, đặc biệt ở khu vực tự trị Tân Cương. Ngoài ra, mới đây, Iran đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Ông Rohan Gunaratna, Giám đốc viện nghiên cứu quốc tế về chủ nghĩa khủng bố và bạo lực chính trị tại đại học ở Singapore cho rằngTrung Quốc đang đối mặt với mối đe dọa lớn từ chủ nghĩa khủng bố. Ông nói Trung Quốc nên tham gia vào chiến dịch chống IS, nâng cao năng lực chống khủng bố trong nước.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.