Một chiếc xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất được trưng bày ở Mátxcơva. (Ảnh: Getty Images) |
Đáng chú ý, tất cả những vụ phá hủy xe tăng M1A1 Abrams đều được ghi nhận trong vòng sáu tháng qua. Vụ tấn công gần nhất dường như được quân đội Nga thực hiện bằng hệ thống tên lửa chống tăng, có thể là Kornet. Trong khi các vụ tấn công trước đó đều được tiến hành bằng máy bay không người lái hoặc pháo dẫn đường chính xác.
Các cuộc phỏng vấn binh sĩ Ukraine của báo giới phương Tây đều cho thấy, họ không thực sự hài lòng với hiệu suất của xe tăng Abrams, cũng như khả năng chống đỡ của xe tăng này trước hỏa lực Nga.
Xe tăng Abrams trước đây chủ yếu được triển khai gần Avdiivka, một thị trấn quan trọng của Donbass, và gần đây đã tham gia chiến dịch của quân đội Ukraine ở tỉnh Kursk của Nga. Hiện chưa rõ có bao nhiêu xe tăng Abrams được triển khai ở Kursk. Ngoài Abrams, một số mẫu xe tăng khác như T-80, Challenger 2 và Leopard cũng tham gia chiến dịch. Các cảnh quay từ thực địa cho thấy một số xe tăng T-80, Challenger 2 đã bị phá hủy.
Ukraine dự kiến sẽ được nhận thêm nhiều xe tăng Leopard từ các nước phương Tây, trong đó có Tây Ban Nha. Nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp xe tăng Abrams cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/8 cho biết, kể từ khi bắt đầu tấn công tỉnh Kursk của Nga vào ngày 6/8, Ukraine đã mất hơn 5.550 binh sĩ và hàng trăm thiết bị quân sự, bao gồm 71 xe tăng.