Trộn phế phẩm cà phê nhuộm pin vào tiêu để kiếm lời

TPO - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Nông cho biết, bà Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông) trộn phế phẩm cà phê nhuộm pin vào tiêu để tăng trọng lượng và kiểm lời.

Chiều 24/4, ông Nguyễn Văn Cường - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Đắk Nông, xác nhận: Đơn vị vừa nhận hồ sơ của công an tỉnh này đề nghị khởi tố 5 bị can trong vụ nhuộm phế phẩm cà phê với pin con Ó của cơ sở thu mua nông sản do Nguyễn Thị Thanh Loan làm chủ. Hiện nay hồ sơ vụ án đang được các đơn vị nghiệp vụ nghiên cứu, chưa có đề nghị lên lãnh đạo viện này phê chuẩn.

“Đây là vụ án phức tạp nhưng cơ quan công an đã khởi tố vụ án để điều tra, xác minh, làm rõ thêm căn cứ mới khởi tố bị can. Công an đã chuyển hồ sơ sang viện rồi, anh em đang nghiên cứu thêm”, ông Cường cho hay.

Trộn phế phẩm cà phê nhuộm pin vào tiêu để kiếm lời ảnh 1 Phế phẩm cà phê được bà Loan nhuộm với pin để sau đó trộn vào tiêu

Theo ông Cường, đến nay đã đủ căn cứ để khẳng định bà Nguyễn Thị Thanh Loan trộn phế phẩm cà phê với sỏi (0,5-1mm) rồi nhuộm với dung dịch pin để đóng gói đem bán về Bình Phước để trộn vào tiêu làm thực phẩm. Vì vậy, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm theo Điều 317 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Về động cơ nhuộm phế phẩm cà phê với pin, ông Cường cho biết bà Loan đi thu mua vỏ, phế phẩm cà phê về nhuộm pin bán đi chỉ nhằm mục đích kiếm lời. Vợ chồng Loan và người làm đã trộn phế phẩm cà phê và nhuộm pin để có màu đen giống tiêu. Sau đó, vợ chồng bà Loan bán sản phẩm này cho Thơ, Tuấn rồi chuyển về cho cơ sở mua bán của bà Dung tại huyện Lộc Ninh, Bình Phước. Tại đây, bà Dung trộn các hỗn hợp từ cơ sở bà Loan để tăng trọng lượng cho hạt hồ tiêu.

Trộn phế phẩm cà phê nhuộm pin vào tiêu để kiếm lời ảnh 2 Phế phẩm cà phê với đá sỏi sau khi được bà Loan nhuộm pin

Trước đó, vào ngày 23/4, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định giữ người trong trường hợp khẩn cấp để điều tra đối với 5 đối tượng gồm: Nguyễn Thị Thanh Loan (SN 1975, ở thôn 13, xã Đắk Wer), Nguyễn Xuân Bảo (SN 1985, ở xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp); Phan Thị Dung; (SN 1962, ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước); Lê Thị Hồng Thơ (SN 1979, ở thôn 5, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, Đắk Nông) và Trần Văn Tuấn (SN 1976, ở thôn 2, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song).

Trộn phế phẩm cà phê nhuộm pin vào tiêu để kiếm lời ảnh 3 Lõi pin con Ó được bà Loan sử dụng để nhuộm phế phẩm cà phê

Theo Công an tỉnh Đắk Nông, bước đầu Loan và Bảo đều khai nhận để trộn phế phẩm này bán cho Thơ và Tuấn được 3 tấn. Sau đó, Thơ và Tuấn bán lại 3 tấn hỗn hợp trên cho Phan Thị Dung - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất thương mại Thảo Dung (ở ấp Hưng Thủy, xã Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, Bình Phước).

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lập An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.