Trời nắng nóng khiến nguy cơ cháy rừng ở Australia quay trở lại ​

Một ngôi nhà bị phá hủy sau vụ cháy ngày 22/1 tại New South Wales, Australia.
Một ngôi nhà bị phá hủy sau vụ cháy ngày 22/1 tại New South Wales, Australia.
TPO - Ngày 23/1, nhiệt độ của thành phố Sydney, Australia lại tăng vọt lên 41 độ C cộng gió mạnh khiến cho nhiều người lo lắng nguy cơ cháy rừng quay trở lại sau vài ngày dịu đi.

Một đám cháy nhỏ đã xảy ra tại vùng núi và thung lũng Bega ở bờ  biển phía Nam của New South Wales đã bắt đầu lan rộng ra. Nhà chức trách của Bộ khẩn cấp khuyến cáo người dân phải ra khỏi khu vực này nếu không có kế hoạch bảo vệ tài sản của mình.

Cơ quan khí tượng thủy văn Australia đã cảnh báo rằng, những trận gió lớn đã làm đám cháy lan ra một số khu vực trong khi New South Wales dự báo rằng có thể khống chế được khói bụi cháy rừng từ khoảng 90 đám cháy trong khu vực.

Riêng ngày 23/1, các nhân viên cứu hỏa tại New South Wales đã xử lý 79 đám cháy, tất cả đều ở mức cảnh báo thấp nhất, trong khi chất lượng không khí tại đây và Sydney đều dự báo ở mức kém.

Tại bang Victoria, cũng có 18 đám cháy, trong đó có 1 đám cháy được đưa vào diện cần theo dõi và hành động.

Cơ quan Khí tượng thủy văn Australia cho biết, thời tiết của Sydney mấy ngày tới nắng nóng và gió, nhiệt độ trung bình lên tới 41 độ C.

Kể từ tháng 9 năm ngoái đến nay, Australia đã xảy ra hàng trăm vụ cháy rừng làm 29 người thiệt mạng và có tới hơn 1 tỷ loài động vật bản địa bị chết.

Các nhà phân tích cho rằng, các loài động vật Australia sống trong các địa hình riêng như thằn lằn núi, tắc kè lá và cóc hình quả lê đang phải đấu tranh với nguy cơ tiệt chủng sau khi phần lớn nơi cư ngụ của chúng bị cháy.

Ủy ban  công nghiệp du lịch Australia ước tính, doanh thu du lịch của nước này đã thiệt hại khoảng 2 tỷ đô la Australia ( tương đương 1,4 tỷ USD) do lượng khách du lịch sụt giảm.

Theo CNA, Reuters
MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.