Trịnh Xuân Thanh: ‘Tôi lấy tiền đâu mà đền’

0:00 / 0:00
0:00
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh tại tòa.
TPO - Nguyên Chủ tịch PVC phản đối cách tính thiệt hại trong vụ án tại Ethanol Phú Thọ cũng như Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và nói không biết lấy tiền đâu để khắc phục.

Sáng 10/3 tại TAND TP Hà Nội, bị cáo Trịnh Xuân Thanh là người đầu tiên được thẩm vấn trong phiên xử vụ thất thoát 543 tỷ đồng tại dự án nhiên liệu sinh học Ethanol Phú Thọ.

Ông Thanh nói mình bị đau lưng, xin tòa cho chống tay vào bục khai báo khi trả lời các câu hỏi thấm vấn. Chủ tọa đồng ý và động viên bị cáo cố gắng trả lời các luật sư.

Theo cáo trạng, năm 2007, ba đơn vị có vốn của Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) thành lập Cty CP Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) để làm chủ đầu tư dự án nhà máy sản xuất Ethanol Phú Thọ rồi cho mời thầu xây dựng nhà máy bằng hình thức “chìa khóa trao tay”.

Thấy vậy, PVC thành lập liên danh đấu thầu xây dựng dự án này nhưng bị từ chối vì không đủ khả năng. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh – Chủ tịch PVC liên tục đề nghị giảm yêu cầu với nhà thầu và sau đó xin cho PVC được nhận thầu theo hình thức chỉ định.

Ông Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch PVN cũng tác động để liên danh của PVC được chỉ định thầu một cách trái pháp luật. Liên danh của PVC sau đó được thi công nhưng đến năm 2013 phải dừng lại vì không đủ năng lực, gây thiệt hại hơn 543 tỷ đồng.

Khi khai báo, Trịnh Xuân Thanh cho biết không đồng tình cáo trạng và nói: “Tôi có 3 năm rưỡi ngồi trong tù nhưng tôi nghĩ mãi không biết tại sao vụ án này lại được đưa ra, đặc biệt là với nhà thầu chúng tôi”.

Bị cáo này cho rằng, trách nhiệm nếu có trong vụ án thuộc về PVB bởi đây là chủ đầu tư còn bị cáo và PVC là nhà thầu thi công tức người làm thuê. Trịnh Xuân Thanh nói: “Rõ ràng dừng dự án ở đây là không đủ tiền... Tôi nhớ năm 2013, tôi bắt đầu không điều hành nữa nhưng có công văn dừng thi công thì chủ đầu tư phải làm việc với nhà thầu để thanh lý, bồi thường hợp đồng… nên tiền lãi vay ông chủ đầu tư phải trả sao lại đổ cho nhà thầu xong kéo dài tới năm 2019 khởi tố rồi bắt đền chúng tôi là không đúng. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm từ khi PVC có văn bản dừng thi công”.

Không có tiền khắc phục

Trước cáo buộc đã xin để PVB chỉ định thầu cho PVC, Trịnh Xuân Thanh cũng phản bác và cho rằng bản thân ông cũng như những người ở PVC đều không muốn thi công dự án Ethanol Phú Thọ vì giá quá thấp, chỉ 59 triệu USD cho hợp đồng chìa khóa trao tay.

Bị cáo trình bày khi đàm phán hợp đồng đang đi học ở Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và PVN yêu cầu các lãnh đạo khi học tuyệt đối không điều hành công việc ở đơn vị. Tuy nhiên, PVN lại yêu cầu Hội đồng quản trị PVC họp, thống nhất tham gia thi công dự án Ethanol Phú Thọ với mức giá 59 triệu USD do chủ đầu tư đưa ra.

“Tôi đi học nhưng các anh ở dưới có ý kiến nói giá đó không làm được, phải đâu đó hơn 80 hoặc 90 triệu USD mới làm được và tôi có nêu ý kiến này nhưng lãnh đạo tập đoàn bảo phải làm giá 59 triệu USD. Chúng tôi phải chấp hành nhưng từ khi ký hợp đồng đã biết không làm được nên mới có biên bản thể hiện giá hợp đồng phải là 59 cộng 16 triệu USD nữa” – Trịnh Xuân Thanh nói.

Bị cáo này nêu quan điểm, liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T hoàn toàn có khả năng thi công dự án Ethanol Phú Thọ bởi các nhà thầu Alfa và Delta cùng PVFC đã thi công dự án Ethanol Dung Quất. Do vậy, PVB đã giới thiệu PVC liên danh với 2 nhà thầu này để thi công dự án tại Phú Thọ.

“Dự án tại Dung Quất, công xuất kỹ thuật đều giống ở Phú Thọ nhưng có giá hơn 100 triệu USD và tôi biết đến nay nó còn lỗ hơn Phú Thọ nhiều. Nhà đầu tư ở Phú Thọ người ta biết lỗ nên thà dừng luôn còn hơn” – Trịnh Xuân Thanh trình bày.

Trả lời về cách tính thiệt hại 543 tỷ đồng trong vụ án, Trịnh Xuân Thanh nói không đồng tình. “Tôi phân vân về các quyết định đền tiền bị thất thoát, lãi vay… mà không do tham ô. Đây là số tiền rất lớn như tôi phải đền 30 tỷ ở Thái Bình 2, tôi không hiểu lấy đâu tiền mà đền. Đề nghị Hội đồng xét xử nghiên cứu chỉnh luật hay thế nào chứ ra quyết định không thi hành được thì luật pháp không nghiêm” – bị cáo Thanh nói.

Trước đó, Trịnh Xuân Thanh đã bị phạt tù chung thân vì những sai phạm trong dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 và hành vi tham ô tài sản. Trong vụ án này, ông Thanh bị truy tố về các tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.