Cảnh báo từ Triều Tiên làm sống lại thực tế rằng dù nước này có nhiều bước đi tích cực trong những tuần gần đây, khiến ông Trump nhiều lần ca ngợi ông Kim, nhưng tiến trình đàm phán của Mỹ với quốc gia bí ẩn vẫn rủi ro như từ trước đến nay vẫn vậy.
Trước hết, Triều Tiên gây sốc cho Washington khi lên án đợt tập trận quân sự Mỹ - Hàn, nói rằng hoạt động này có thể khiến cuộc gặp thượng đỉnh bị hủy. Tiếp đó, Bình Nhưỡng cảnh báo nếu Nhà Trắng đòi họ đơn phương dỡ bỏ kho vũ khí hạt nhân thì có rất ít cơ hội để hai bên đối thoại.
Những tuyên bố của Triều Tiên gửi tín hiệu rõ ràng rằng họ vẫn chưa hề từ bỏ chiến lược kinh điển là khiêu khích và đưa ra yêu cầu.Và ông Trump cùng những người ủng hộ có thể phải đặt chuyện nhận giải Nobel Hòa bình lên băng tuyết, ít nhất là trong lúc này.
Nhưng mặt khác, những phản đối của Triều Tiên mới chỉ xuất hiện trên giấy chứ chưa phải bằng hành động phóng lên lửa hay thử hạt nhân. Nên đây có thể là dấu hiệu Triều Tiên dù giận dữ nhưng chưa có bước đi nào nhằm đánh đắm ngay lập tức triển vọng gặp thượng đỉnh.
Những thông điệp sắc nhọn của Triều Tiên được đưa ra 1 tuần sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompe trở nước về từ Triều Tiên cùng 3 tù nhân người Mỹ sau khi có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Kim, khiến ông Trump phải tham dự lễ chào đón vào giữa đêm.
Điều này khiến Nhà Trắng vội vã giải mã động lực của Bình Nhưỡng và các nhà phân tích khó nói ngược về triển vọng gặp thượng đỉnh.
“Tôi phải nói rằng điều này hoàn toàn bất ngờ”, CNN dẫn lời ông Harry Kazianis, một chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Lợi ích quốc gia.
“Khuôn cách của Triều Tiên là hành động khiêu khích bằng cách thử tên lửa hoặc hạt nhân, sau đó đề nghị đàm phán rồi kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nhưng lần này họ còn chưa đi đến mức đó, họ đã gây ra vấn đề trước khi hai bên đàm phán”, ông Kazianis nói.
Động cơ của Triều Tiên
Hệ thống chính trị đóng của Triều Tiên và những khó khăn trong việc thu thập thông tin tình báo đáng tin cậy về nội bộ của ông Kim khiến việc giải thích những tuyên bố vừa rồi của Triều Tiên chỉ là suy đoán.
Có thể ông Kim muốn cảnh báo Mỹ cần thay đổi cách làm, và cho thấy ông ấy không nhận được nhiều để đổi lấy việc chịu gặp Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, đồng ý gặp ông Trump, trao trả 3 tù nhân Mỹ về nước và đề xuất phá bỏ địa điểm thử hạt nhân.
Có thể ông Kim đang lưỡng lự trước những chi tiết mà Mỹ muốn đạt được trong cuộc gặp thượng đỉnh – một thỏa thuận phi hạt nhân hóa hoàn toàn và không bị đảo ngược để đổi lấy việc Triều Tiên nhận được sự bảo đảm an ninh và lời hứa để các công ty Mỹ vào đầu tư.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, nói trên đài CNN cuối tuần qua: “Tôi không trông mong Mỹ cung cấp viện trợ kinh tế”, và rằng hội nghị thượng đỉnh ở Singapore sẽ thử thách xem liệu ông Trump có phải đã đưa ra một quyết định chiến lược nhằm từ bỏ kho vũ khí hạt nhân của mình hay không.
Bản tin mà KCNA phát nhằm thẳng vào những phát biểu của ông Bolton và bác bỏ quan điểm của ông rằng Triều Tiên nên theo mô hình của Libya và đơn phương từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân mà không cần sự nhượng bộ từng giai đoạn của Mỹ.
Tuy nhiên, Phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders hôm 16/7 nói rằng chính quyền Mỹ chưa lựa chọn mô hình giải trừ cụ thể nào. “Đây là mô hình của Tổng thống Trump. Ông ấy sẽ làm những điều ông ấy thấy phù hợp”, bà Sanders nói.
Dù cuộc gặp thượng đỉnh dự kiến vào tháng 6 sẽ là phép thử với Triều Tiên, nhưng nhà lãnh đạo Kim đang nỗ lực chứng tỏ rằng ông có đòn bẩy lớn hơn ông Trump. Tuy nhiên, ông Kim không phải người đầu tiên dọa không đến, mà ông Trump mới là người từng nhiều lần làm như vậy.
“Nếu tôi thấy cuộc gặp đó không mang lại nhiều kết quả, chúng tôi sẽ không đến”, ông Trump nói như vậy hôm 18/4.
Một số chuyên gia cho rằng dù tuyên bố Triều Tiên có thể cho thấy ông Kim đang áp lực chính trị nội bộ. Có khả năng ông Kim muốn đánh tín hiệu đến các sĩ quan quân đội nước này vì họ đang lo lắng về nguy cơ nhà lãnh đạo của họ sắp đảo ngược giáo lý chính trị suốt mấy chục năm qua bằng cách thương lượng với Mỹ. Không người ngoài nào có thể biết chắc điều đó.
Ông Kim có thể đang thử xem ông Trump muốn có cuộc gặp thượng đỉnh đó đến mức nào và liệu điều này có khiến ông Trump dễ đưa ra một thỏa thuận tốt với Bình Nhưỡng trong bối cảnh Tổng thống Mỹ đang trông chờ cơ hội thành công,
Đường bóng uốn lượn của Triều Tiên khiến Nhà Trắng rơi vào thế khó xử không biết phản ứng thế nào. Khi Washington tìm cách giải mã xem điều gì đang diễn ra, những mối liên hệ và thiện chí mà Ngoại trưởng Pompeo gây dựng được tại Bình Nhưỡng trong 2 chuyến thăm gần đây sẽ có vai trò quan trọng.
Những xáo động bất thường trong giai đoạn nước rút trước cuộc gặp thượng đỉnh sẽ thử thách khả năng kiềm chế của ông Trump, vào thời điểm khi chỉ một cách gọi mỉa như “Người tên lửa nhỏ” trên Twitter cũng có thể làm bùng căng thẳng và đe dọa hơn nữa khả năng diễn ra cuộc gặp.
Mặt khác, những diễn biên vừa qua cho thấy một hội nghị thượng đỉnh mặt đối mặt quan trọng hơn bao giờ hết, và sẽ trao cho ông Trump cơ hội đo lường sự thật lòng của ông Kim.
Cảnh báo của Triều Tiên có thể có giá trị theo một cách khác, đó là giúp hạ bớt giọng điệu cao vút của Washington về cuộc gặp thượng đỉnh.
Trong những tuần gần đây, ông Trump đăng hàng loạt đoạn tweet để ca ngợi các tiến triển đạt được, khiến những người ủng hộ ông liên tục tung hô: “Nobel, Nobel” dành cho Tổng thống.