> Ông Kim Jong-un không xuất hiện 2 tuần
> Triều Tiên: Giao lộ quyền lực của bốn siêu cường
> Hàn Quốc tuyên bố đủ sức đánh chặn tên lửa Triều Tiên
Thả truyền đơn chống Bình Nhưỡng. Ảnh: getty images. |
Hôm 13/4, Tổng thống Park nói bà sẵn sàng “kích hoạt tiến trình xây dựng lòng tin” trên bán đảo Triều Tiên. Bà đề nghị đối thoại với Bình Nhưỡng, tiếp tục viện trợ nhân đạo, trong bối cảnh khu công nghiệp liên Triều Kaesong, biểu tượng hợp tác cuối cùng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, đã tạm ngừng hoạt động.
Việc đề nghị đối thoại là “một trò xảo trá nhằm che giấu chính sách đối đầu của Hàn Quốc và làm người ta hiểu sai về trách nhiệm của nước này trong việc đưa khu công nghiệp Kaesong vào khủng hoảng”, người phát ngôn của Ủy ban Tái thống nhất hòa bình bán đảo Triều Tiên nói.
Ủy ban này đổ lỗi cho Hàn Quốc và Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng bằng cách tập trận chung (theo kế hoạch, sẽ kết thúc vào cuối tháng 4). “Trong hoàn cảnh như vậy, liệu có thể tổ chức đối thoại? Cuộc đối thoại như vậy sẽ vô nghĩa”, vị phát ngôn viên nói. Triều Tiên đã rút toàn bộ 53.000 công nhân khỏi Kaesong.
Cuối tuần qua, Triều Tiên cảnh báo rằng, Hàn Quốc sẽ phải đối mặt “tình trạng thảm khốc” nếu nước này cho phép truyền đơn tuyên truyền chống Bình Nhưỡng bay qua biên giới vào lãnh thổ Triều Tiên dịp sinh nhật cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành (ngày 15/4).
Trước đó, một nhóm người Triều Tiên tị nạn ở Hàn Quốc và một tổ chức dân sự ở Seoul thông báo kế hoạch dùng bóng bay (ảnh) đưa qua biên giới hàng chục nghìn tờ rơi lên án chế độ Triều Tiên, kêu gọi người dân nổi dậy. Những tờ rơi này thường kèm theo tiền giấy đô-la Mỹ.
l Công ty điều hành các nhà máy điện hạt nhân của Hàn Quốc, Korea Hydro & Nuclear Power, mới đây cắt hệ thống kiểm soát các lò phản ứng khỏi mạng máy tính nội bộ, hạn chế hai hệ thống này truy cập internet.
Ngoài ra, các cổng USB của hệ thống kiểm soát các nhà máy điện hạt nhân bị niêm phong, nhằm tránh nguy cơ bị tấn công mạng từ phía Triều Tiên.
Phương Anh
Theo Yonhap