Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?

Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?
Vàng da là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hết sức thận trọng vì vàng da cũng có thể là biểu hiện của sự khác biệt nhóm máu mẹ - con hoặc rối loạn chức năng gan, tuyến tụy chậm phát triển hoặc viêm gan.

Trẻ bị vàng da có nguy hiểm?

Vàng da là bệnh rất hay gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần hết sức thận trọng vì vàng da cũng có thể là biểu hiện của sự khác biệt nhóm máu mẹ - con hoặc rối loạn chức năng gan, tuyến tụy chậm phát triển hoặc viêm gan.

Trẻ bị vàng da có nguy hiểm? ảnh 1
Ảnh: minh họa - Internet

Theo các bác sĩ, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vàng ra ở trẻ sơ sinh là do chất Bilirubin tập trung quá nhiều trong các mô và máu của trẻ. Chất Bilirubin là các sắc thể có màu vàng đỏ do sự phá hủy các huyết tố cấu tạo thành. Do chúng tập trung với số lượng lớn ở da nên da trẻ thường có màu vàng. Lúc này lượng Bilirubin trong máu cũng tăng nhanh.

Ở mức độ bình thường, Bilirubin không gây tác hại gì đối với sứa khỏe nhưng nếu lượng Bilirubin quá cao có thể chạy lên não và làm tê liệt các tế bào của hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị bệnh vàng da, cả mẹ và con sẽ phải ở lại nhà hộ sinh hoặc phòng chuyên khoa để theo dõi lượng chất Bilirubin có trong máu.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu da của con bạn bị vàng thì cũng cần chú ý vì nguyên nhân gây vàng da có thể là một căn bệnh nghiêm trọng khác, chẳng hạn như sự khác biệt nhóm máu giữa mẹ và con, sự rối loạn chức năng của gan, tuyến tụy chậm phát triển hoặc viêm gan.

Nhiều trẻ sơ sinh có hiện tượng vàng da sau 2-3 ngày ra đời, đó là vàng da sinh lý sẽ mất đi sau 7-10 ngày. Đối với những trẻ đẻ thiếu tháng, thời kỳ vàng da có thể kéo dài tới 3 tuần. Nếu bệnh vàng da tiếp tục phát triển hoặc tái phát thì cần đưa trẻ tới khám và hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo Đông Bích
Báo Lao Động

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG