Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu (TP Huế) đã bước sang ngày thứ ba, với nhiều lượt tăng chúng, Phật tử, người dân đến kính viếng, hộ niệm, đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Thiền sư trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh.

Không chỉ ở TT-Huế, người dân, Phật tử, tăng chúng tại nhiều nơi trong cả nước đã về Tổ đình Từ Hiếu để kính viếng, hộ niệm, đảnh lễ, nguyện cầu giác linh Hòa thượng Thiền sư cao đăng Phật quốc.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 1
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 2
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 3

Nhiều người đến Tổ đình Từ Hiếu để đảnh lễ, viếng tang ngày 24/1

Bên trong Thiền đường Trăng Rằm - nơi đặt di thể Thiền sư Thích Nhất Hạnh, các bậc Quý chư Tôn đức trang nghiêm thực hiện nghi lễ Cung tiến Giác linh. Sau đó, các chư vị Phật tử, đại chúng, đại diện cơ quan chức năng địa phương đã lần lượt vào viếng, đảnh lễ trong không khí trang nghiêm, thanh tịnh.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 4
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 5
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 6

Thực hiện các nghi lễ tại Thiền đường Trăng Rằm vào trưa 24/1

Bên ngoài Thiền đường Trăng Rằm, đông đảo chư vị Phật tử, đại chúng cùng hướng về kim thân của Thiền sư Nhất Hạnh để thành tâm hộ niệm, đảnh lễ viếng tang.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 7
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 8
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 9
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 10

Hướng về Thiền đường Trăng Rằm - nơi đặt di thể Thiền sư để nhất tâm hộ niệm, đảnh lễ

Sau nghi lễ Cung tiến Giác linh, viếng tang là phần Thọ trai trong chánh niệm: Khai thị - đọc Năm Quán – Ăn cơm trong im lặng.

Buổi chiều, tại Tổ đình Từ Hiếu tiếp tục diễn ra các nghi lễ viếng và đảnh lễ Giác linh Hòa thượng Thiền sư, tùy nghi ngồi thiền và đi thiền cúng dường

Sau đó là các hoạt động ăn chiều trong im lặng và chánh niệm, lễ tụng năm giới tân tu, chỉ tịnh.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 11
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 12
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 13

Đại diện cơ quan chức năng đến viếng tang Thiền sư

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 14

Gắn băng tang với thông điệp “Đến đi thong dong” cho quan khách đến dự lễ viếng

Trước đó, trong thông báo di huấn phát đi từ Tổ đình Từ Hiếu và Đạo tràng Mai thôn, tang lễ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh tổ chức trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng.

Trong thời gian đó, tất cả người đến thăm viếng cùng thực tập tâm niệm cúng dường để toàn bộ tang lễ tâm tang được diễn ra trong im lặng, trang nghiêm, thanh tịnh, tĩnh lặng và nhẹ nhàng.

Sau lễ Trà tỳ (hỏa thiêu) vào sáng 29/1, tro cốt của Thiền sư sẽ được an vị tại Tổ đình Từ Hiếu cùng các trung tâm Làng Mai trên thế giới, mà không phải dựng tháp.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 15
Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 16

Người dân đến viếng tang Thiền sư bên trong Thiền đường Trăng Rằm

Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926, tại huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu (nay phường Thủy Xuân, TP Huế) thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý.

Tổ đình Từ Hiếu ở Huế là nơi Thiền sư Thích Nhất Hạnh bắt đầu con đường xuất gia tu học vào năm 1942. Đây cũng là nơi ông từ nước ngoài trở về tĩnh dưỡng từ tháng 10/2018 cho đến ngày viên tịch.

Trang nghiêm tâm tang Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế ảnh 17

Người dân, Phật tử trở về sau lễ viếng

Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết tâm thư gửi đến các chư tăng, nói rõ ý nguyện sau khi trở về Tổ đình Từ Hiếu. Ông dặn các đệ tử của mình: "Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung".

MỚI - NÓNG