Trắc nghiệm: Vì sao tướng giặc lại được tham dự Hội Gióng

TPO - Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng – vị thánh thuộc tứ bất tử trong tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam. 

Hội Gióng ở đền Phù Đổng vừa kết thúc với rất nhiều hoạt động thú vị. Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng.

Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời.

Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân. Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng. Đó là một trong những lễ hội lớn nhất vùng châu thổ Bắc Bộ, tổ chức theo một nghi thức được quy định chặt chẽ, chuẩn bị hết sức công phu, với sự tham gia đông đảo của dân làng quanh khu vực đền.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc như: “ông Hiệu“ là các tướng lĩnh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy của Thánh Gióng; các “Cô Tướng“ tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân; “Ông Hổ“ là đội quân tổng hợp; “Làng áo đỏ“ là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo đen“ là đội dân binh…

Bên cạnh đó, lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường“ là đi trinh sát giặc; “Rước nước“ là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm“ là đàm phán, kêu gọi hoà bình; “Rước trận Soi Bia“ là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt…

Giá trị nổi bật của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về mặt mỹ thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ...

Hội Gióng đền Phù Đổng diễn ra trong mấy ngày?

1. Hội Gióng đền Phù Đổng diễn ra trong mấy ngày?

  • icon

    3

  • icon

    4

  • icon

    5

Hội Gióng đầu tiên diễn ra dưới thời vua nào?

2. Hội Gióng đầu tiên diễn ra dưới thời vua nào?

  • icon

    Lý Thái Tổ

  • icon

    Lý Thái Tông

  • icon

    Lý Thánh Tông

Mũ của đội phù giá đính con gì?

3. Mũ của đội phù giá đính con gì?

  • icon

    Con Rồng

  • icon

    Con ngựa

  • icon

    Con Lân

Trong Hội Gióng, tướng giặc bị đối xử như thế nào?

4. Trong Hội Gióng, tướng giặc bị đối xử như thế nào?

  • icon

    Tha bổng

  • icon

    Đánh đòn

  • icon

    Treo lên cây

Hội Gióng ở đền Phù Đổng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm nào?

5. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được Unesco công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể năm nào?

  • icon

    2010

  • icon

    2009

  • icon

    2011

MỚI - NÓNG
Vé chợ đen show Anh trai cao gấp 3-4 lần nhưng vẫn có người mua
Vé chợ đen show Anh trai cao gấp 3-4 lần nhưng vẫn có người mua
TPO - Từ sáng sớm 7/12, nhiều khán giả concert Anh trai say hi có vé ở khu vực standing (khu đứng) xếp hàng để chờ vào sân, mong có vị trí đẹp. Đến chiều, lượng người đổ về sân vận động quốc gia Mỹ Đình ngày càng đông. Phe vé tích cực mời chào, vé chợ đen bị đẩy giá gấp 3-4 lần vé do ban tổ chức mở bán.