Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn hải sản
Những chất dinh dưỡng của hải sản như đạm, canxi sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu ăn chung với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Mặt khác các chất hóa học của các loại trái cây này lại dễ kết hợp với canxi có trong hải sản tạo thành một chất khó tiêu hóa.
Chất này sẽ kích thích ruột gây đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Bởi vậy bạn chỉ nên ăn trái cây sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Không uống bia khi ăn hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm, cua, nghêu, sò huyết… có hàm lượng đạm khá cao, nếu uống bia thì có hại vì bia cản trở quá trình bài tiết lượng đạm thừa ra khỏi cơ thể.
Chất đạm của hải sản chứa nhiều purin và axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia tạo thành những hợp chất khó thải loại ra khỏi cơ thể. Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ gây nên chứng bệnh sưng, nóng, đỏ đau các khớp và cơ.
Do đó chúng ta không nên ăn hải sản và uống bia trong một bữa. Không uống trà ngay sau khi ăn hải sản: bởi nước trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản hình thành muối canxi kết tủa. Vì vậy nếu vừa ăn hải sản không nên uống trà ngay, mà chỉ uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên.
Hải sản kỵ nhân sâm
Theo y học cổ truyền, hải sản đại hạ khí, còn nhân sâm đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người dùng. Khi đã dùng nhân sâm, bạn cần kiêng ăn tất cả các loại hải sản và củ cải các loại trắng, đỏ… vì chúng đều kỵ nhân sâm.
Nói thêm về cách dùng nhân sâm: dù bạn sắc hay hấp cách thủy, cũng không được dùng nồi kim loại để nấu nhân sâm. Sau khi dùng nhân sâm, bạn không được uống trà, vì trà sẽ làm giảm tác dụng của nhân sâm.
Ba ba kỵ đào lông và trứng gà
Thịt ba ba chứa nhiều đạm, đào lông chứa nhiều axit malic, khi ăn chung, chất đạm củ thịt ba ba bị biến chất, làm giảm giá trị dinh dưỡng. Vì vậy từ nay bạn đừng ăn thịt ba ba cùng với đào.
Thịt ba ba chứa nhiều hoạt chất sinh học, trứng gà là đạm chất lượng cao, nếu hai thứ ăn chung sẽ làm cho chất đạm biến chất, giảm giá trị dinh dưỡng.