Tôn tạo kiến trúc độc đáo trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt

Kiến trúc cong hình vòng cung duyên dáng
Kiến trúc cong hình vòng cung duyên dáng
TPO - Là đại diện duy nhất của Việt Nam trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt khiến giới kiến trúc ngưỡng mộ và du khách đặc biệt yêu thích. Tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt dự án tôn tạo “báu vật” kiến trúc này.  

Ngày 14/4, lãnh đạo Sở VH-TT&DL Lâm Đồng cho biết UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt (di tích kiến trúc quốc gia) với tổng vốn 19 tỷ đồng, bắt đầu triển khai từ năm 2019 này.

Sau gần 1 thế kỷ tồn tại, với sự bào mòn của thời gian, khâu quản lý chưa tốt và ít được đầu tư tôn tạo, trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đã bị xuống cấp trầm trọng.

Trường do kiến trúc sư tài hoa người Pháp Moncet thiết kế và chỉ đạo xây dựng từ năm 1927, mang đậm dấu ấn cổ kính châu Âu, kết hợp được nhiều chi tiết kiến trúc bản địa đã tạo thành một công trình kiến trúc hòa hợp giữa Đông và Tây.

Nguyên vật liệu xây dựng trường hầu hết được nhập từ Pháp và một nước châu Âu khác, trong đó có ngói ardoise màu xanh đen để lợp mái, gạch ép màu đỏ để tạo dáng và màu sắc cuốn hút cho các bức tường…  

Theo các kiến trúc sư, điểm nhấn đặc biệt của của ngôi trường này dãy lớp học (chiều dài phía trước hơn 77m, phía sau gần 90m, gồm ba tầng lầu và 24 phòng học) hình vòng cung được ví như hình ảnh một cuốn sách đang mở ra và tháp chuông (cao 54m) hình cây bút đứng thẳng thể hiện sự vươn lên tầm cao trí thức của nhân loại. Tường được xây cách điệu các mái vòm với tỷ lệ hài hòa tạo nên vẻ đẹp thanh thoát cho khối nhà. Đây cũng là nét kiến trúc đặc trưng của vùng Morger (Thụy Sĩ), quê hương của Alexander Yersin.

 
Tôn tạo kiến trúc độc đáo trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ảnh 1 Tháp chuông hay còn gọi là tháp bút cao 54m 
Ngôi trường này từng có tên là Grand Lycée Yersin để ghi nhớ công ơn bác sĩ Alexandre Yersin, người có công khai sinh ra thành phố Đà Lạt, cũng là nhà bác học lừng danh, hơn nửa cuộc đời gắn bó với Việt Nam.

Không chỉ có kiến trúc độc đáo, cảnh quan của trường cũng rất đẹp bởi tọa lạc trên ngọn đồi đẹp nhất nhì TP. Đà Lạt, nổi bật giữa không gian bao la và màu xanh của ngàn thông.

Ngôi trường càng lãng mạn hơn với bóng dáng những nữ sinh áo dài  thướt tha trên sân trường rợp bóng thông xanh hoặc e ấp dưới những mái vòm cong cong duyên dáng của dãy phòng học.

Tôn tạo kiến trúc độc đáo trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ảnh 2 Toàn cảnh ngôi trường những năm 1967-1971-ảnh TL

Gần như đứng ở bất cứ điểm cao nào của TP. Đà Lạt nhìn về trung tâm cũng có thể nhìn thấy tháp chuông và biểu tượng kiến trúc cong cong vòng cung của ngôi trường này.

“Xét về kiến trúc tiện dụng, hiện đại thì thế giới có nhiều, đất nước chúng tôi cũng rất nhiều. Nhưng về sự độc đáo và biểu trưng văn hóa thì công trình này của Việt Nam thật là tuyệt vời” kiến trúc sư Kunđara Peki (Nhật Bản) nhận định.

Hội Kiến trúc sư thế giới (UIA) đã công nhận Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt là một trong số 1.000 công trình kiến trúc tiêu biểu của thế giới trong thế kỷ 20. Mỗi ngày đều có từ hàng trăm đến cả ngàn du khách tham quan ngôi trường này. Nhiều người tiếc nuối vì trường đang tạm ngừng cho khách vào tham quan.

Tôn tạo kiến trúc độc đáo trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt ảnh 3 Giới trẻ thích check in tại ngôi trường cổ kính, duyên dáng 
MỚI - NÓNG
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
Becamex IDC thế chấp 19 lô đất
TPO - Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương. 
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
Đằng sau hợp tác không gian Mỹ-Nga-Trung
TP - Hợp tác không gian Mỹ-Trung và Nga-Trung đang được đẩy mạnh vì các chiến lược, chương trình không gian của 3 nước có nhiều điểm chung và giúp tăng cường quan hệ song phương về tổng thể trong bối cảnh địa chính trị, cạnh tranh nước lớn ngày càng gay gắt.