Toàn 'cộm cán' nộp tiền chống trượt thi cao học

Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa.
TPO - Liên quan đến vụ việc nộp tiền “chống trượt” trong kỳ thi cao học năm 2013, Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã công bố 40 học viên tham gia nộp tiền “chống trượt”, trong đó, phần lớn số học viên này đều là cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, một số đơn vị có cán bộ là học viên tham gia nộp tiền “chống trượt” khóa thi Cao học, ngành QLKT tại trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia (Hà Nội) năm 2013 như: Lê Thị Bích Hằng, Lưu Thị Nga, Nguyễn Xuân Thắng (Sở Công thương); Lê Thị Bích Ngọc (Sở Tài nguyên và môi trường); Lương Văn Thắng, Đỗ Thị Hương (Sở Kế hoạch và Đầu tư); Trịnh Xuân Quang (Chi cục thuế Thanh Hóa); Trịnh Văn Tuyên (Chi cục thuế TP Thanh Hóa)…

  

Sau khi tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc, Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết: Việc tổ chức ôn thi Cao học ngành Quản lý kinh tế tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa (TTGDTX) do các ông Bùi Sỹ Hồng- Trưởng phòng QLĐT, Lê Trọng Sơn – Phó trưởng phòng QLĐT cùng học viên tổ chức ôn thi, không báo cáo lãnh đạo TTGDTX về chương trình, kế hoạch thực hiện. Bà Lê Thị Liên (Phòng QLĐT) tham gia quản lý lớp từ ngày 28/8/2013.

Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi này, học viên nhờ ông Bùi Sỹ Hồng và ông Lê Trọng Sơn tìm người giúp đỡ. Ông Hồng và Sơn trao đổi với bà Liên tìm người đấu mối. Một người bạn ở Hà Nội của bà Liên giới thiệu một người tên Tuấn giúp việc trên. Các học viên thống nhất nộp 27 triệu đồng/người để thực hiện việc “chống trượt”.

Ngày 16/8/2013, tại Hà Nội, một số học viên cùng bà Liên đưa số tiền 400 triệu đồng cho người tên Tuấn, nhưng việc giao, nhận tiền không thành. Bà Liên giữ lại số tiền 400 triệu đồng. Tiếp sau đó, chiều tối 3/9/2013, các học viên tiếp tục đưa số tiền 680 triệu đồng cho bà Liên để tiếp tục lo việc “chống trượt”. 

Từ khi nhận và giữ tiền (16/8-14/9/2013), bà Liên không liên hệ được với người giúp, cũng không trả lại cho học viên trước khi thi. Sau khi kỳ thi, có nhiều người không đỗ, kéo đến trung tâm đòi trả lại tiền. Ông Bùi Sỹ Hồng đã chỉ đạo ông Sơn, bà Liên trả lại tiền cho 40 học viên qua hai đợt (23/10/2013 và 5/11/2013).

Sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc, giám đốc TTGDTX đã thành lập tổ công tác, xác minh sự việc, tổ chức họp xét kỷ luật. Theo đó, ông Bùi sỹ Hồng và bà Lê Thi Liên bị cảnh cáo; ông Lê Trọng Sơn bị khiển trách.
Theo kết luận của Sở GD-ĐT thì việc thực hiện nhiệm vụ của hội đồng kỷ luật đối với 3 cán bộ phòng QLĐT sai phạm là chưa đúng quy định. 

Các học viên đã tổ chức bàn bạc, tham gia đóng góp, nộp tiền (mỗi học viên 27 triệu đồng) cùng với 3 cán bộ phòng QLĐT, tổ chức ôn thi cao học đã gây hậu quả nghiêm trọng. Trách nhiệm này thuộc về 40 học viên của các cơ quan, đơn vị tham gia tuyển sinh…

Từ kết quả thanh tra, Sở GD-ĐT đã đưa ra kiến nghị, biện pháp xử lý cụ thể: Lãnh đạo TTGDTX kiểm điểm trách nhiệm để xảy ra những thiếu sót, sai phạm tại đơn vị. Hủy bỏ quyết định số 269, 270 và 271/QĐ-TTGDTX-HC về việc xử lý kỷ luật đối với 3 cán bộ Phòng QLĐT do Giám đốc TTGDTX ký ngày 18/12/2013; yêu cầu TTGDTX tổ chức xét kỷ luật 3 cán bộ trên theo đúng Nghị định 27 của Chính phủ. Đồng thời, kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị có cán bộ tham gia nộp tiền để ôn và thi Cao học ngành QLKT tổ chức kiểm điểm, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.