Toàn bộ học sinh TPHCM đến trường từ 14/2

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngày mai (7/2), hàng trăm ngàn học sinh từ khối 7-12 sẽ trở lại trường học tập trực tiếp như kế hoạch đã thực hiện trước đó. Song song đó, các trường tiếp tục lên kế hoạch chuẩn bị đón học sinh mầm non và các khối còn lại. Dự kiến đến ngày 14/2, tất cả học sinh các cấp tại TPHCM sẽ quay trở lại trường học tập bình thường.

Theo UBND TPHCM, trẻ mầm non, tiểu học và lớp 6 học trực tiếp từ ngày 7/2/2022 trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ trẻ, người chăm sóc và học sinh, lộ trình như sau:

Từ 7/2, cơ sở giáo dục thực hiện công tác chuẩn bị đón trẻ và học sinh đi học trực tiếp.

Toàn bộ học sinh TPHCM đến trường từ 14/2 ảnh 1

Học sinh TPHCM sẽ đến trường đồng loạt từ 14/2

Từ 10-13/2, cơ sở giáo dục tổ chức họp phụ huynh học sinh triển khai các vấn đề cần lưu ý trong công tác phối hợp với nhà trường chăm sóc trẻ, tập huấn công tác chống dịch COVID-19.

Từ 14/2, tổ chức đón trẻ mầm non và tiểu học đến trường, trường hợp cha mẹ học sinh chưa đồng thuận thì học sinh tiếp tục học trên môi trường internet, trên truyền hình...

Đối với bậc tiểu học, thành phố triển khai đón học sinh theo cấp độ dịch của từng địa phương. Với vùng xanh, từ ngày 14 đến 20/2, các trường có thể dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú tất cả khối lớp.

Các trường ở vùng vàng, từ ngày 14 đến 20/2, có thể tổ chức dạy học 2 buổi/ngày hoặc bán trú khối 1, 2, 5. Riêng học sinh khối 3, 4 học một buổi/ngày. Với cơ sở giáo dục ở vùng cam, từ ngày 14 đến 20/2, học sinh khối 1, 2, 5 đi học một buổi/ngày, học sinh khối 3, 4 học trực tuyến. Các cơ sở ở vùng đỏ tiếp tục dạy học trên truyền hình, Internet.

Ngoài ra, UBND thành phố cũng giao Sở GD&ĐT, Sở Y tế rà soát, tiếp tục tham mưu điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn, tiếp tục triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học trực tiếp...

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.