Buổi tọa đàm diễn ra nhằm đẩy mạnh Đề án Ngoại ngữ 2020 của Bộ GD&ĐT Hà Nội, bên cạnh đó mục đích chính nhằm chia sẻ những kinh nghiệm bước đầu trong việc triển khai công tác giảng dạy tiếng Anh có yếu tố nước ngoài cho học trinh trong các trường học.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú.
Những Trăn trở của giáo viên
Bà Nguyễn Thị Nhiếp – Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú nêu những khó khăn của ngôi trường khi mới thực hiện đề án: “Chúng ta đang sống trong giai đoạn hội nhập ngày càng sâu rộng với nhiều thách thức, tiếng Anh là được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và thứ ngôn ngữ này còn giúp phát triển tư duy người học. Qua thực tế cho thấy, môn tiếng Anh trong nhà trường được dạy và học chưa xứng với yêu cầu của thời đại. Qua hai cuộc thi viết và nói học sinh vẫn khó có nền tảng giao tiếp với người nước ngoài trong tương lai”.
Trao đổi kinh nghiệm trong buổi tọa đàm.
Đại diện trường THCS Nam Trung Yên cho biết, khi mới đưa đề án vào thì những người tự nguyện tham gia đăng ký chiếm 85 – 90 % trong đó là phụ huynh hiểu được hoặc có nhu cầu từ trước mong muốn cho con đi học. Trong giờ học các em học sinh được giáo viên người bản ngữ trực tiếp giảng dạy rất có lợi khi được trực tiếp giao tiếp. Khi lớp đông, trường phải tách lớp chỉ đảm bảo 30 em để nâng cao chất lượng.
Một số giáo viên cũng đưa ra nhiều câu hỏi như, trong lớp trình độ các em học sinh không đồng đều, hay vấn đề về học phí… Trong khi đưa ngoại ngữ vào trường học đang là vấn đề tất yếu.
Trong khi đó, những khó khăn về giao tiếp với người bản địa về cách phát âm hay sử dụng những bộ sách được Bộ giáo dục ban hành hoặc đề án chưa có quy định bắt buộc áp dụng trong trường học nên chưa thế đánh giá được tầm ảnh hưởng như thế nào, Hiệu trưởng trường THCS Tô Vĩnh Diện băn khoăn về đề án.
Phương pháp đưa đề án vào trường
Tại buổi tọa đàm Bà Bùi Thị Minh Nga – Trưởng phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài (Sở GD&ĐT Hà Nội) giải đáp những thắc mắc về vấn đề triển khai đề án tăng cường tiếng Anh cho học sinh.
Bà Bùi Thị Minh Nga – Trưởng phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài (Sở GD&ĐT Hà Nội).
Về vấn đề hành chính, để hỗ trợ các trường đang có dự án trên Phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài sẵn sàng cử những chuyên viên giàu kinh nghiệm tham gia vào các buổi học để kiểm tra hướng dẫn giúp đỡ nhà trường. Ngoài ra, Phòng cũng thẩm định hồ sơ đến khi nào trường đủ điều kiện, yêu cầu để đưa đề án đó áp dụng vào trường thì thôi, bà Nga nói.
Bà Nga chia sẻ thêm, những giáo viên nước ngoài phải đáp ứng được đảm bảo được các yêu cầu như phải nắm được tâm lý người học, và phương pháp giảng dạy phải đáp ứng được yêu cầu. Nếu không đảm bảo được những yêu cầu trên thì Phòng giáo dục có yếu tố nước ngoài sẽ từ chối không chấp nhận những trung tâm như thế.
Trường phải đáp ứng 4 yêu cầu sau: Trong khi thực hiện đề án phải có sự đồng thuận ngay ở trong Ban giám hiệu nhà trường, có tính thuyết phục, sự đồng thuận từ phía cha mẹ học sinh; Đảm bảo chất lượng chuyên môn của giáo viên người nước ngoài (phỉa có bằng sư phạm, học qua lớp tâm lý, nghiệp vụ…); Phải kiểm tra đánh giá, góp ý kịp thời thẳng thắn; Đảm bảo học phí.
Bên cạnh đó, Bà Nhiếp cũng chia sẻ những kinh nghiệm của chính trường THPT Phan Huy Chú với những ngôi trường khác đang có ý định tăng cường tiếng Anh cho học sinh. Hiện tại trường cũng sử dụng những bộ giáo trình riêng và sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ cho các trường khác nghiên cứu và giảng dạy.
Đến dự buổi tọa đàm có lãnh đạo từ sở GD&DDT Hà Nội, Phòng Giáo dục có yếu tố nước ngoài (Sở GD&ĐT), đại diện lãnh đạo phòng giáo dục các Quận như Đống Đa, Thanh Xuân, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm cùng Ban giám hiệu 15 trường THCS và 2 trường Tiểu học…