Theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, dù trên cả nước mới triển khai mô hình TPL ở 13 tỉnh, thành phố, song, sức lan tỏa hết sức rộng lớn. Đặc biệt, TPL đã bắt đầu để lại dấu ấn trong việc phối hợp với cơ quan tố tụng cũng như đông đảo quần chúng nhân dân. Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn cho hay, tính đến nay, nhận thức của tòa án ở các địa phương về chế định TPL đã được nâng lên rõ rệt. Biểu hiện ở việc, tòa án các địa phương đã dần chấp nhận phương thức hợp tác với TPL, thậm chí, đều đã ký hợp đồng với các văn phòng TPL. Dù vậy, trình độ của thư ký một số văn phòng TPL chưa đảm bảo, nhận thức về tống đạt chưa đầy đủ, còn xảy ra tình trạng sửa chữa văn bản tống đạt.
Chỉ đạo tại buổi làm việc, Bộ trưởng Hà Hùng Cường yêu cầu Ban chỉ đạo đôn đốc các bộ, ngành, địa phương gửi kết quả tổng kết thí điểm, cập nhật số liệu mới (đến hết 31/8) để báo cáo Chính phủ. Nội dung báo cáo phải nhận diện rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, từ đó có các đề xuất, kiến nghị xác đáng.
n Ngày 14/8, Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, trong số 50 nhiệm vụ có thời hạn hoàn thành trong 7 tháng đầu năm, được xác định trong chương trình hành động thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương, đã hoàn thành xong 42 nhiệm vụ (đạt 84%). Liên quan hoạt động xây dựng văn bản, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, tình trạng còn nợ đọng ở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ tăng cao. Cụ thể, số văn bản nợ đọng lên tới 102, tăng 52 văn bản so với cùng kỳ năm 2014.