Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Chuyên gia tội phạm học - Tiến sĩ Đào Trung Hiếu cho rằng, vụ mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm ở Quảng Nam không chỉ là vụ án giết người đơn thuần mà còn là một bi kịch đạo lý… Bởi thứ khiến ta rùng mình không phải là hung khí, mà là cái cách tội ác được che giấu bằng nụ cười, bằng tiếng ru, bằng danh xưng “mẹ”.
Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa' ảnh 1

Đối tượng Tô Thị Ty Na.

Một vụ án kinh hoàng vừa bị phanh phui tại Quảng Nam khiến cả nước rúng động: Tô Thị Ty Na (44 tuổi, ngụ thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình) bị cơ quan công an bắt khẩn cấp vì sát hại chính con ruột – bé N.V.H (SN 2017) – để trục lợi bảo hiểm. Vào tháng 1/2023, cái chết của bé trai 6 tuổi từng được dàn dựng tinh vi thành một vụ tai nạn ngạt nước trong nhà vệ sinh, khiến công an huyện không thể kết luận. Thế nhưng, sự thật dần hé lộ khi Công an tỉnh Quảng Nam quyết định rà soát lại hồ sơ, lật tẩy tội ác tày trời của người mẹ mất nhân tính.

Dư luận càng sốc hơn khi biết đây không phải lần đầu một đứa con của Na "bất đắc kỳ tử". Năm 2021, cậu con trai út (SN 2019) của Na cũng qua đời với lý do "rơi vào thùng nước" đầy nghi vấn. Lẽ nào, những bi kịch liên tiếp chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên? Đại tá Nguyễn Hà Lai, Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam, khẳng định cơ quan điều tra đang mở rộng điều tra để làm rõ mọi góc khuất, hoài nghi liên quan tới vụ án.

Lối sống buông thả, vô tình của Na qua lời kể của người thân đối tượng khiến người ta không khỏi rùng mình đặt câu hỏi: Điều gì đã biến một người mẹ thành kẻ thủ ác máu lạnh? Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, chuyên gia tội phạm học nhìn nhận: “Vụ án không chỉ là hồi chuông về pháp luật mà còn là vết rách đau đớn trong đạo đức xã hội. Ngôi nhà – nơi thiêng liêng nhất của tuổi thơ con trẻ– giờ đây lại là hiện trường của tội ác ghê rợn và đau đớn thay kẻ tước đoạt mạng sống ấy chính là người mẹ”

Theo Tiến sĩ Đào Trung Hiếu, nếu như tội ác thông thường khiến con người kinh sợ vì mức độ bạo lực, thì vụ án này lại khiến người ta lạnh người vì sự máu lạnh, bình thản trong cách nó được sắp đặt. Không có sự manh động, không một dấu hiệu bộc phát. Chỉ là những thao tác có vẻ hợp lý như mua bảo hiểm, chờ đáo hạn, “ra tay”, rồi điền vào mẫu đơn yêu cầu chi trả... "Mọi thứ được vận hành như một kế hoạch tài chính và thứ bị tính toán ở đây không phải là lãi suất, mà là sinh mệnh của một đứa trẻ vô tội" - Tiến sĩ Hiếu bày tỏ sự chua xót.

Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa' ảnh 2
Tô Thị Ty Na tại cơ quan công an. Ảnh Công an Quảng Nam

Ở góc nhìn tội phạm học, theo ông Hiếu, đây không chỉ là một vụ án giết người mà là một bi kịch đạo lý. Người mẹ trong vụ việc đã không còn là chủ thể của yêu thương, mà trở thành kẻ lạnh lùng lên phương án sát hại chính con đẻ mình.

“Thứ khiến ta rùng mình không phải là hung khí, mà là cái cách tội ác được che giấu bằng nụ cười, bằng tiếng ru, bằng danh xưng “mẹ”. Khi bản năng bảo vệ con của một người mẹ bị thay thế bởi tính toán vật chất, đó là dấu hiệu cho thấy ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa” – Tiến sĩ Đào Trung Hiếu nhấn mạnh.

Điều khiến vị chuyên gia tội phạm học trăn trở hơn cả chính là sự “hợp pháp hóa” của tội ác này bằng những công cụ rất đời thường là những bản hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Đáng lẽ ra đây phải là tấm chắn yêu thương, thì trong một số vụ việc gần đây, bảo hiểm lại trở thành động cơ, thậm chí là công cụ cho hành vi sát nhân.

"Một vùng tối tâm lý đáng để xã hội nhìn lại"

“Một người không nghề nghiệp ổn định, hai lần có con tử vong trong hoàn cảnh giống nhau, nhưng vẫn có thể ký những hợp đồng trị giá tiền tỷ mà không bị bất kỳ hệ thống nào cảnh báo. Vậy hệ thống quản lý đang ở đâu? Quy trình giám sát hợp đồng ra sao? Ai chịu trách nhiệm khi “lá chắn bảo vệ” vô tình biến thành “giấy phép giết người”?” – ông Hiếu đặt ra hàng loạt câu hỏi cần được giải đáp.

Tình mẫu tử bị ‘định giá’ bằng hợp đồng bảo hiểm: 'Ranh giới giữa người và thú đã bị xóa nhòa' ảnh 3

Tiến sĩ, chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu.

Ông Hiếu cho rằng: “không có giải pháp duy nhất để ngăn chặn những vụ việc tương tự”. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn ngành bảo hiểm cần rà soát lại toàn bộ quy trình đánh giá rủi ro, bổ sung những tiêu chí đạo lý trong việc xét duyệt hợp đồng nhân thọ.

Bên cạnh đó, cần đào tạo lại đội ngũ tư vấn, không chỉ biết chốt sale, mà còn có khả năng đánh giá các dấu hiệu bất thường về mặt xã hội học, tâm lý học. Và quan trọng hơn cả, là cần xây dựng những mạng lưới hỗ trợ cộng đồng, kết nối với những người phụ nữ đang đơn độc, đang khủng hoảng để họ không trượt dài vào bóng tối”.

"Phía sau hành vi phạm tội là một vùng tối tâm lý đáng để xã hội nhìn lại. Trong đời sống hiện đại, khi đồng tiền chi phối mọi mối quan hệ, khi giá trị con người bị đo bằng số dư tài khoản, thì không ít "tâm hồn yếu ớt" có thể coi cái chết của người thân như một “cơ hội tài chính cuối cùng”. Đặc biệt là với những phụ nữ đơn thân, sống trong bế tắc, thiếu kết nối xã hội thì họ có thể trượt dốc rất nhanh trong sự lặng lẽ, cho đến khi bi kịch nổ ra..." - ông Hiếu nhận định.

Theo ông Hiếu, pháp luật chắc chắn sẽ đưa "người mẹ" này ra xét xử nghiêm minh, và với tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội giết người có động cơ đê hèn, hình phạt cao nhất hoàn toàn có thể được áp dụng. Nhưng bản án của tòa án không thể kết thúc được một bi kịch đạo đức. Bởi điều cần thiết hơn là xã hội phải tự hỏi “chúng ta đã làm gì để những đứa trẻ thay vì được yêu thương lại bị định giá bằng hợp đồng bảo hiểm?”

Có thể nếu không có “tiếng nói” của pháp luật sẽ còn những đứa trẻ khác tiếp tục bị mang ra “đánh cược” với đồng tiền. Vậy nên vụ án này cần được nhìn rộng hơn, sâu hơn, như một lời cảnh tỉnh cho xã hội.

Với tội danh “Giết người” kèm tình tiết tăng nặng, Tô Thị Ty Na có thể đối mặt án tử. Công lý đang được thực thi, nhưng nỗi đau để lại từ vụ án này liệu có thể nguôi ngoai?

MỚI - NÓNG
Miền Trung đón mưa lớn hiếm gặp trong tháng 4
Miền Trung đón mưa lớn hiếm gặp trong tháng 4
TPO - Trận mưa trút xuống khu vực Bắc Trung Bộ và Tây Bắc Bộ tối và đêm qua là trận mưa lớn hiếm gặp trong tháng 4 khi nhiều nơi mưa trên 100mm. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia khuyến cáo, miền Bắc và Bắc Trung Bộ có thể đón nhiều đợt mưa diện rộng trong tháng 4 giao mùa.
Bình luận

Dong Phu

Lạnh người. Hùm dữ còn không ăn thịt con.

Thích Trả lời

Noname

Mình không hiểu nổi một người không có nghề nghiệp ổn định, nhưng vẫn được tư vấn mua hợp đồng bảo hiểm giá trị cao không phù hợp với thu nhập. Trường hợp đền bù tử vong cho cháu út mất năm 2021 thì cứ cho là tai nạn, nhưng việc công ty bảo hiểm có thể thẩm định và đền bù cho trường hợp của cháu bé mất 2023 với nguyên nhân tử vong tương tự cách nhau hơn một năm mà không có nghi vấn gì hết thì lại càng khó hiểu đối với một công ty Bảo hiểm.

Thích Trả lời

Thái Bình

Hàng động táng tận, quá sức tưởng tượng, không chỉ một lần mà những hai lần.

Thích Trả lời

Hien Lai

Không ngay cả động vật cũng bảo vệ con của mình. Một người mẹ sẵn sàng phạm tội với con mình như thế không xứng đáng để so sánh với cả động vật.

Thích Trả lời

Nlo

Tệ hơn thú nữa, vì tiền bất chấp tất cả.

Thích Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Làm sao để lựa chọn nghề phù hợp thời AI?

Làm sao để lựa chọn nghề phù hợp thời AI?

TPO - Cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển, vậy trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay thế ai trong tương lai; làm sao để biết được ngành nghề phù hợp… là những câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm đặt tới các chuyên gia trong ngày hội về hướng nghiệp – tuyển sinh.
Ứng dụng AI để truyền thông quảng bá lịch sử

Ứng dụng AI để truyền thông quảng bá lịch sử

TPO - Nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho thanh thiếu niên, Ban Thường vụ Thành Đoàn Đà Nẵng đã phối hợp với với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức lớp tập huấn "Thanh Thiếu niên Đà Nẵng ứng dụng AI trong truyền thông quảng bá lịch sử địa phương" dành cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên trên địa bàn thành phố.
Xây dựng hệ sinh thái số dành cho thanh niên Việt Nam toàn cầu

Xây dựng hệ sinh thái số dành cho thanh niên Việt Nam toàn cầu

TPO - Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác Hội, xây dựng hệ sinh thái số dành cho thanh niên Việt Nam toàn cầu; phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng các chương trình học tập, giao lưu thực tế tại Việt Nam dành cho các bạn trẻ Việt Nam ở nước ngoài... là một trong những nội dung trọng tâm của T.Ư Hội LHTN Việt Nam trong thời gian tới.
Thiếu nhi đồng diễn ‘Đất nước trọn niềm vui'

Thiếu nhi đồng diễn ‘Đất nước trọn niềm vui'

TPO - Ngày 12/4, hơn 10.000 thiếu nhi đã cùng tham gia chương trình đồng diễn nghệ thuật trống kèn với chủ đề “Đất nước trọn niềm vui”, do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Thành Đoàn TPHCM tổ chức, hòa chung không khí chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025)
Đại biểu thanh niên Trung Quốc đến Hà Nội, bắt đầu chương trình gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc

Đại biểu thanh niên Trung Quốc đến Hà Nội, bắt đầu chương trình gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc

TPO - Ngày 12/4, các đoàn đại biểu thanh niên Trung Quốc đã đến Hà Nội bằng đường hàng không và đường bộ, bắt đầu tham gia Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 tại Việt Nam có chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng” với chuỗi hoạt động sôi nổi, ý nghĩa từ ngày 12 - 18/4 tới.
Thành Đoàn Huế phát động 5 tuần cao điểm Chủ nhật xanh, làm sạch biển

Thành Đoàn Huế phát động 5 tuần cao điểm Chủ nhật xanh, làm sạch biển

TPO - Hơn 800 cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên, người dân địa phương cùng đại diện lãnh đạo thành phố Huế đã ra quân hưởng ứng, thực hiện 5 tuần cao điểm phong trào “Ngày Chủ nhật xanh - Hãy làm sạch biển” do Thành Đoàn Huế phát động, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.