"Nóng" mô hình giáo dục tại nhà
Home-school (học tại nhà) là một mô hình giáo dục đã được biết đến nhiều ở phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Tại Việt Nam, với quan điểm còn coi trọng bằng cấp, việc cho con học tại nhà chưa phải là mô hình được phụ huynh lưu tâm.
Đứng trên góc độ nhà giáo dục, một số chuyên gia lên tiếng về “mặt trái” của mô hình giáo dục tại nhà (homeschool) cũng là vì trách nhiệm với cộng đồng, các chuyên gia đưa ra những cảnh báo, khuyến cáo để tránh tình trạng các gia đình khác bắt chước, làm theo.
Nhưng chính gia đình anh Đặng Quốc Anh ở quận Tân Bình, TPHCM (có hai con trai Đặng Thái Anh, SN 2003 và Đặng Nhật Anh, SN 1998 đang học tại nhà) cũng nói rất rõ ràng, cởi mở về việc lựa chọn mô hình homeschool.
Một thời gian sau, khi Nhật Anh nhanh chóng bắt nhịp được mô hình homeschool và tiến bộ rõ rệt, cậu em Thái Anh cũng đòi cho nghỉ học theo. Theo anh Quốc Anh, Thái Anh phát triển quá nhanh so với các bạn cùng trang lứa nên gần như bị cô lập. Do đó, gia đình quyết định cho Thái Anh nghỉ học ở trường để học ở nhà với anh trai.
Và cùng với quyết định cho con học tại nhà, gia đình anh Quốc Anh phải chuẩn bị nhiều điều kiện khác (về tài chính, thời gian, nhân lực, tìm hiểu phương pháp giáo dục phù hợp…). Ông bố này thừa nhận homeschool là phương pháp tốn nhiều công sức, nguồn lực.
Tự học ở nhà, cần xem xét thận trọng
Theo nhà nghiên cứu Phạm Hiệp, học tại nhà (homeschooling) về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận/cho phép mô hình này. Vì thế, trước khi cho con theo học hình thức này, phụ huynh cần rất thận trọng.
Trên quan điểm cá nhân, ông Phạm Hiệp cho rằng, ông không chọn hình thức homeschooling cho con mình vì vẫn còn tin tưởng vào hệ thống giáo dục công lập, ngoài công lập ở Việt nam cũng như đội ngũ các nhà giáo.
Tuy vậy, xét tổng thể tình hình thực tế ở Việt Nam, có một số rào cản nhất định mà theo đó phụ huynh quan tâm đến homeschooling cần rất thận trọng trước khi đưa ra quyết định chính thức.
“Về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận hay cho phép mô hình học tập tại nhà. Khi giáo dục tại nhà chưa được công nhận, chưa tương đương với giáo dục chính thức thì hình thức này vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề”- ông Hiệp cho hay. (Xem chi tiết tại đây)
Hà Nội: Tăng học phí trường công lập
Theo thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, các trường công lập đóng trên địa bàn Hà Nội sẽ áp dụng mức tăng học phí mới từ năm học 2017-2018. Mức tăng tùy thuộc vào từng khu vực.
Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị này đang trình lên UBND và HĐND TP. Hà Nội thông qua kế hoạch tăng học phí các cấp học trong năm học tới ở các cơ sở giáo dục công lập.
Theo đó, mức học phí cho học sinh nhà trẻ, mẫu giáo, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở, giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội quy định ở 3 khu vực như sau:
Khu vực Thành thị là 110.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 30.000 đồng/tháng/học sinh);
Khu vực nông thôn là 55.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 15.000 đồng/tháng/học sinh);
Khu vực miền núi là 14.000 đồng/tháng/học sinh (tăng 4.000 đồng/tháng/học sinh). (Xem chi tiết tại đây)
Kiến nghị năm học 2018 triển khai đại trà chương trình GDPT mới ở lớp 1
GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) tổng thể cho biết, trong năm học 2018 - 2019, cho triển khai đại trà CT mới ở lớp 1; thực nghiệm ở lớp 2, lớp 6 và lớp 10. Trong năm học tiếp theo, triển khai đại trà ở lớp 2 và lớp 6, dạy thực nghiệm lớp 3, lớp 7 và lớp 10. (Xem chi tiết tại đây)
Theo đó, những khía cạnh cần thiết để có định hướng nghề nghiệp tốt trước tiên phải xuất phát từ việc lắng nghe sở thích, nguyện vọng của các con. Thứ hai là phải giúp các cháu gặp gỡ, trò chuyện với những người trong ngành có lòng yêu nghề, tài năng, có ước muốn chia sẻ và truyền lại lòng yêu nghề cho các cháu.
Cuối cùng và quan trọng nhất là tạo môi trường tăng cơ hội cọ xát, thử nghiệm/trải nghiệm nghề nghiệp mơ ước để các cháu có hình dung đúng hơn như thế nào là nghề kiến trúc, như nào nào là nghề nhà giáo, như thế nào là nghề bác sĩ…
Qua trải nghiệm, cháu có thể nhận thấy đó là nghề không phù hợp với mình nhưng cũng có thể cảm thấy tuyệt vời, được cuốn hút bởi cá tính, lòng yêu nghề và muốn theo đuổi thực sự. GS Ngô Bảo Châu cho rằng, đó chính là cách hướng nghiệp tốt - hướng nghiệp từ sự kết nối giữa con người với nhau. (Xem chi tiết tại đây)