Tiêu cực đấu thầu thiết bị y tế-giáo dục: Nâng giá trục lợi

0:00 / 0:00
0:00
Sau lùm xùm ở BV Bạch Mai, tháng 9/2021, Cty CP xây dựng và thương mại Vĩnh Đức xin rút rô bốt phẫu thuật sọ não liên kết với BV Nhân dân 115 về khi mới mổ được 30 ca
Sau lùm xùm ở BV Bạch Mai, tháng 9/2021, Cty CP xây dựng và thương mại Vĩnh Đức xin rút rô bốt phẫu thuật sọ não liên kết với BV Nhân dân 115 về khi mới mổ được 30 ca
TP - Tình trạng cùng một thiết bị y tế nhưng mỗi nơi trúng thầu mỗi giá đang diễn ra phổ biến. Nhiều lãnh đạo bệnh viện bao biện rằng các thiết bị loạn giá là do cấu hình khác nhau, bảo hành khác nhau…

“Loạn” giá

Ngày 16/1/2020, giám đốc BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM kí quyết định 34/QĐ-PNT công nhận Công ty TNHH thiết bị y tế IMED ở quận 10, TPHCM trúng thầu gói thầu cung cấp và lắp đặt máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla, model Magnetom Sempra, sản xuất bởi hãng Siemens Healthcare (Đức). Giá trúng thầu gói này là 34,975 tỷ đồng, từ nguồn vốn “Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp” của bệnh viện.

Theo nhà sản xuất, hệ thống cộng hưởng từ Magnetom Sempra 1.5 Tesla khá hiện đại trong chẩn đoán hình ảnh hiện nay, không gây độc hại cho cơ thể vì không sử dụng bức xạ ion hóa…

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, cùng một dòng máy chụp cộng hưởng từ MRI 1.5T, xuất xứ tại Đức, giá cả lại khác xa nhau. Cụ thể, ngày 11/11/2020, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Trà Vinh đã kí quyết định công nhận Công ty CP Công nghệ Quốc Gia trúng thầu, gói thầu 63: “Mua sắm hệ thống chụp cộng hưởng từ” nằm trong dự án Đầu tư xây dựng công trình BV Đa khoa tỉnh Trà Vinh, được cấp vốn từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và Ngân sách tỉnh.

Tại quyết định này, hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI 1.5 Tesla cùng model Magnetom Sempra, hãng Siemens Healthcare, sản xuất tại Đức đã được mua với giá 26,9 tỷ đồng. Hay ngày 14/10/2020, BV quận 11 ở TPHCM có thông báo mua hệ thống chụp cộng hưởng từ MRI 1.5T cùng sản xuất tại Đức có giá 23,489 tỷ đồng. Ngày 25/10/2019, BV Phụ sản Hải Phòng phê duyệt mua sắm hệ thống chụp cộng hưởng từ Magnetom Sempra 1,5 Tesla xuất xứ từ Đức có giá 24,480 tỷ đồng.

Câu chuyện “loạn” giá cũng diễn ra ở nhiều nơi. Ngày 23/12/2020, Giám đốc Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, ký Quyết định số 1125/QĐ-BV phê duyệt cho Công ty CP Công nghệ MVM ở quận Phú Nhuận, TPHCM trúng gói thầu “Cung cấp lắp đặt hệ thống chụp cắt lớp CT 128 lát cắt” với giá trúng thầu là 22,980 tỉ đồng. Hệ thống CT - Scanner 128 lát cắt mà bệnh viện này mua của Công ty CP Công nghệ MVM có model: SOMATOM go.Top, xuất xứ từ Đức. Điều đáng nói, khi chúng tôi so sánh giá loại thiết bị này thì nhiều nơi có giá khá thấp. Cụ thể, tháng 12/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba (Đồng Hới - Quảng Bình) có mua thiết bị Hệ thống CT Scanner 128 lát cắt model: SOMATOM go.Top chỉ có giá 19,124 tỉ đồng.

Ngoài máy chính CT - Scanner 128 lát cắt, hệ thống của BV Việt Nam- Cu Ba còn bao gồm hàng trăm hạng mục khác như: phần cứng hệ thống, khoang máy, bóng X-quang, bộ phát cao thế, đầu thu, bàn bệnh nhân, trạm điều khiển, hệ thống tái tạo hình ảnh, phần mềm hệ thống - tiêu chuẩn - công nghệ, máy bơm tiêm thuốc cản quang hai nòng của Mỹ; màn hình điều khiển, máy in phim khô X- quang, bộ lưu điện, điều hòa, cửa phòng…

Theo quyết định ngày 15/4/2020 của Sở Y tế tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về phê duyệt “chỉ định thầu” cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ An Thịnh Health “Gói thầu số 05: Thiết bị giúp đỡ” trị giá tới 9,460 tỉ đồng. Tiếp đến, vào tháng 11/2020, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tiếp tục phê duyệt gói thầu “Cung cấp lắp đặt thiết bị chẩn đoán và thiết bị chung” có giá trị trúng thầu lên đến 45,959 tỉ đồng (làm tròn). Nhà thầu An Thịnh Health cùng với một liên doanh đã trúng gói thầu này với 33 mặt hàng, trong đó, nhiều thiết bị có giá trị trúng thầu lớn như: Hệ thống DR cố định (Model: FDR Smart FGX-52S, xuất xứ: Hàn Quốc) có giá 4,595 tỉ đồng; Hệ thống DR di động chụp tại giường (DR-XD 1000, Nhật Bản) có giá trúng thầu là 3,975 tỉ đồng; Hệ thống miễn dịch tự động (ARCHITECT i2000SR, Singapore) có giá trúng thầu là 4,045 tỉ đồng…

Tuy nhiên, khảo sát của phóng viên cho thấy, nhiều thiết bị trong gói thầu mà liên danh An Thịnh Health cung cấp cho Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu lại có giá không giống các nơi khác. Cụ thể: Hệ thống DR cố định với Model: FDR Smart FGX-52S, xuất xứ: Hàn Quốc liên danh An Thịnh Health bán với mức giá 4,595 tỉ đồng.

Tuy nhiên, vào ngày 16/12/2019 Y tế Hà Nam chỉ phải mua thiết bị này có cùng công suất, model, xuất xứ có giá 3,045 tỉ đồng, bao gồm cả bộ phận nhận ảnh G35 - xuất xứ Nhật Bản. Ngoài ra, Hệ thống DR di động chụp tại giường (DR-XD 1000, Nhật Bản) mà liên danh An Thịnh Health bán cho Bà Rịa- Vũng Tàu với mức giá là 3,975 tỉ đồng. Tuy nhiên, vào tháng 7/2020, Bệnh viện Trường ĐH Y dược Cần Thơ mua thiết bị này với mức giá 2,8 tỉ đồng.

Bất thường những gói thầu chục tỷ

Mặc dù “đấu thầu rộng rãi, qua mạng” nhưng gói thầu hơn 17 tỷ đồng ở Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lại chỉ có một mình Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tạ Thiên Ân ở quận Gò Vấp, TPHCM tham gia và trúng thầu với tỷ lệ tiết kiệm 0 đồng, chưa nói việc giá thiết bị có dấu hiệu cao hơn nhiều nơi khác.

Theo tìm hiểu của PV Tiền Phong, ngày 25/3/2021, Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có Quyết định số 222/QĐ-SYT phê duyệt gói thầu “Gói 3. Mua sắm sinh phẩm cho xét nghiệm Virut SARS-CoV-2 bằng phương pháp realtime RT-PCR” với giá trúng thầu là 17.141.211.080 đồng. Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Tạ Thiên Ân là doanh nghiệp trúng thầu. Gói thầu bao gồm 52 mặt hàng thiết bị, hóa chất, vật tư y tế.

Theo hồ sơ, vào ngày 13/3/2021, Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư TSG Lê Hoàng Vũ ký Báo cáo số 04.01/BCTV-TSG về đánh giá hồ sơ, năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật gửi Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tạ Thiên Ân “đạt yêu cầu”.

Đến ngày 16/3/2021, Công ty CP Tư vấn đầu tư TSG báo cáo giá dự thầu của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Tạ Thiên Ân là 17.141.211.080 đồng, đúng bằng giá gói thầu.

MỚI - NÓNG
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
Huyện miền núi Nam Trà My đề xuất xây thêm 15 thủy điện, có xã thêm... 8 thủy điện
TPO - Trên địa bàn hiện có 12 thủy điện, tuy nhiên huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đề xuất thêm 15 thủy điện vì cho rằng, với tiềm năng về phát triển năng lượng tái tạo hiện có, kết cấu hạ tầng truyền tải điện cơ bản hoàn thiện với cấp điện áp 110kV, và nhu cầu tiêu thụ điện tương đối lớn nên việc đầu tư, phát triển nguồn điện trên địa bàn huyện hiện nay là rất cần thiết.