Tiếp tục kiểm soát Ngân hàng SCB

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục kiểm soát đối với ngân hàng SCB và từng bước duy trì hoạt động ổn định, đồng thời hạn chế những khó khăn cho ngân hàng. Đó là chia sẻ của ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) - tại cuộc họp sáng 27/12 tại Hà Nội, liên quan đến hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).

Theo ông Tú, NHNN đang có giải pháp tích cực sớm để xử lý các ngân hàng yếu kém, theo hướng như chuyển giao bắt buộc.

Tiếp tục kiểm soát Ngân hàng SCB ảnh 1

Ngân hàng SCB được NHNN tiếp tục kiểm soát.

Những ngân hàng khó khăn như SCB nổi lên như trong năm 2022, do tác động của những doanh nghiệp, tập đoàn, cá nhân có sai phạm và liên quan trực tiếp với SCB đã làm ảnh hưởng đến niềm tin của người gửi tiền ở ngân hàng này. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã phải kiểm soát đặc biệt đối với SCB.

"Có thể coi đây là sự kiện nóng của năm 2022. Đến nay, chúng tôi vẫn tiếp tục kiểm soát ngân hàng này và tiếp tục từng bước duy trì hoạt động ổn định và hạn chế những khó khăn cho SCB" - ông Tú cho hay.

Ông Tú cũng gửi lời cảm ơn cơ quan báo chí, truyền thông khi đưa thông tin về ngân hàng SCB thời gian qua giúp người dân ổn định tâm lý không rút tiền ồ ạt.

Vào đầu tháng 10, NHNN công bố quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này. Việc NHNN kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của Ngân hàng SCB được thực hiện dưới sự kiểm soát của NHNN. NHNN lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, VietinBank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng SCB.

NHNN cũng phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.