Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng:

Tiếp tục điều hành ngân sách kiểu 'đi trên dây'

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: TV.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: TV.
TP - “Mấy năm nay việc điều hành ngân sách như kiểu “đi trên dây”. Năm 2016 này tiếp tục “đi trên dây”. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng bày tỏ lo ngại tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 7/3. 

Nhiều ngành, địa phương hết tiền đầu tư

Báo cáo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết, tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Nhà nước do các bộ, ngành và địa phương đề xuất khoảng 4 triệu tỷ đồng, gấp 20 lần kế hoạch năm 2015, gấp 2,1 lần khả năng cân đối vốn. Ông Vinh đề nghị trong thời gian tới, việc bố trí vốn đầu tư phải tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải. Chỉ bố trí cho các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật Đầu tư công. Chỉ bố trí khởi công mới khi đã bố trí đủ vốn kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 để thanh toán số nợ đọng xây dựng cơ bản.

Riêng đối với bộ, ngành Trung ương và địa phương có số nợ đọng xây dựng cơ bản và số ứng trước lớn phải bố trí đủ vốn ứng trước, đồng thời xây dựng phương án sử dụng nguồn tăng thu hoặc nguồn vốn hợp pháp khác của địa phương để hoàn trả các khoản vốn ứng trước. “Không được bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn để khởi công mới các dự án, trừ trường hợp đặc biệt do Thủ tướng quyết định”, ông Vinh nhấn mạnh, đồng thời bày tỏ sự lo ngại khi nhiều nơi sẽ không còn nguồn để khởi công mới như Bộ Giao thông Vận tải, các tỉnh Ninh Bình, Hà Tĩnh, Bình Thuận…“Nhiều dự án cấp bách, đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn, nhưng do tổng mức đầu tư quá lớn, các bộ, ngành Trung ương và địa phương chưa cân đối được trong số vốn được phân bổ. Đồng thời vẫn chưa bố trí được đủ vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA trọng điểm”, Bộ trưởng Vinh nói.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-  Ngân sách (TCNS) Phùng Quốc Hiển chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài nhưng chậm được khắc phục như thất thoát, lãng phí trong đầu tư. Riêng đối với các dự án giao thông, Ủy ban thẩm tra cho rằng, việc thu phí và đặt các trạm thu phí có nơi còn chưa hợp lý, gây bức xúc trong dư luận xã hội.  Cũng theo Ủy ban TCNS nhu cầu đầu tư giai đoạn 2016- 2020 rất lớn, vượt quá khả năng cân đối nguồn lực. Do đó, Chính phủ cần xác lập trật tự ưu tiên, thu hẹp định hướng đầu tư đối với các ngành, lĩnh vực, phù hợp với khả năng cân đối vốn. Đồng thời phải thắt chặt và nâng cao kỷ luật trong đầu tư công, ban hành hệ thống các giải pháp khả thi, hiệu quả và thực thi nghiêm túc các chế tài xử lý khi xảy ra các sai phạm trong đầu tư công. 

Không tăng thuế để bù thu

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, hiện nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là những biến động về giá dầu. Đơn cử nếu giá dầu chỉ giảm 5 USD/ thùng thì mỗi năm cũng hụt thu 47 nghìn tỷ đồng. “Mấy năm nay điều hành ngân sách như kiểu “đi trên dây”. Năm 2016 này tiếp tục “đi trên dây”. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì chúng ta chết”, Bộ trưởng Dũng nói.

Phản biện lại ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho hay, nhiều năm nay giá dầu luôn biến động nhưng “có ai chết đâu ?!”. Chủ tịch Quốc hội đề nghị trong kỳ này phải hoàn tất kế hoạch 5 năm, mục tiêu tổng quát, cụ thể, chỉ tiêu cơ bản rồi phương hướng, giải pháp nhiệm kỳ 5 năm tới thế nào phải hoàn tất và được thể hiện rõ rồi trình ra Quốc hội cho ý kiến. Chủ tịch Quốc hội cũng không đồng ý với việc tăng thuế cho đủ thu. “Trong tình hình đất nước như hiện nay thì không thể tăng thuế được”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban TCNS Phùng Quốc Hiển cũng cho rằng, các chỉ số tổng dư nợ công, dư nợ nước ngoài của quốc gia vẫn “trong giới hạn an toàn cho phép”, song dư nợ Chính phủ đã vượt trần là 50,3% GDP và có nhiều dấu hiệu khó khăn trong vấn đề nợ công, cần được phân tích, làm rõ. Ủy ban TCNS khẳng định vẫn còn tình trạng bố trí kinh phí dàn trải, sử dụng lãng phí, thiếu hiệu quả, sai quy định. Nhiều dự án vay ưu đãi của nước ngoài phải gia hạn, điều chỉnh kế hoạch và tiến độ rất chậm, vì thế Chính phủ cần chỉ đạo làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương tài chính.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu bày tỏ sự bức xúc trước việc nhiều công trình đã hoàn thành nhưng sử dụng không hiệu quả. Việc xây dựng một số trụ sở làm việc của bộ, ngành Trung ương và địa phương quy mô lớn, hiện đại chưa quá bức thiết, trong khi đầu tư cho thủy lợi vùng khô hạn, ngăn mặn, y tế… lại chưa đáp ứng, bố trí vốn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.